Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Facebook Pinterest YouTube
    • GIỚI THIỆU
    • BẢN QUYỀN
    • LIÊN HỆ
    Facebook Pinterest YouTube
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    • Trang Chủ
    • Hình Phật Đẹp
    • Kiến Thức
    • Thần Chú
    • Kiến Thức Tổng Hợp
      • Phong Thủy
      • Tâm Linh
      • Khoa Học
      • Tâm Lý Học
      • Góc Suy Ngẫm
      • Ẩm Thực Chay
      • Triết Học
    • Hỏi Đáp
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Home»Kiến Thức Tổng Hợp»Tâm Lý Học»Cách đơn giản để vượt qua cảm giác bất lực
    Tâm Lý Học

    Cách đơn giản để vượt qua cảm giác bất lực

    huutri94By huutri9417/10/202211 Mins Read
    Cách đơn giản để vượt qua cảm giác bất lực
    Cách đơn giản để vượt qua cảm giác bất lực.

    Bạn từng nghĩ cả cuộc đời sẽ được sống trong những ngày tháng vô tư, vô lo, vô nghĩ. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống không hề bình yên như bạn tưởng, đó chính là khi bạn bước vào thế giới của những người trưởng thành.

    Thời thơ ấu, chúng ta chỉ ước lớn lên thật nhanh để làm mọi điều mình thích nhưng đâu biết cuộc sống trưởng thành lại chất chứa nhiều muộn phiền, âu lo đến thế.

    Chúng ta như đứng giữa ngã tư đường, mang theo một cảm giác bất lực không biết phải đi về đâu, không biết phải đi như thế nào, thậm chí tệ hơn là không biết mình muốn gì và phải làm gì. Lúc ấy chỉ khao khát làm sao để thoát khỏi cảm giác ấy, tìm được ánh sáng giúp ta có thể tìm được hướng đi để bước tiếp.

    Nếu như bạn vẫn còn lạc trong mớ hỗn độn ấy, đừng quá lo lắng, hôm nay HoaSenPhat sẽ chia sẻ đến bạn những cách đơn giản để vượt qua cảm giác bất lực.

    Nội dung bài viết

    • Cảm giác bất lực là như thế nào?
    • Làm thế nào để vượt qua cảm giác bất lực?
      • 1. Tìm hiểu nguyên nhân
      • 2. Tạo động lực để bắt đầu lại
      • 3. Tạo ra phần thưởng xứng đáng
      • 4. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ tâm lý

    Cảm giác bất lực là như thế nào?

    Cảm giác bất lực là cảm giác chán nản và vô dụng vì làm gì cũng thất bại
    Cảm giác bất lực là cảm giác chán nản và vô dụng vì làm gì cũng thất bại.

    Ở mỗi độ tuổi sẽ có những cảm giác bất lực riêng biệt. Năm 18 tuổi, giải không ra một bài toán cũng khiến bạn bất lực, khi đó nhìn lại ngày bé bạn sẽ cười thầm vì cảm giác bất lực khi không đòi được mẹ mua cho món đồ chơi yêu thích chỉ là chuyện trẻ con.

    Đến năm 22 tuổi, bạn nhận ra bất lực đơn giản là có những ngày tâm trạng bỗng dưng trở nên vô cảm, chúng ta luôn trong trạng thái chờ đợi mọi thứ một cách vô vọng nhưng lại không biết đang chờ đợi điều gì. Chúng ta cứ thẫn thờ từng ngày trôi qua, không muốn làm gì, mọi định hướng đặt ra trong quá khứ cứ thể cũng bị chôn vùi, mọi tính toán cho tương lai lại trở về con số 0 vô nghĩa. Dần dần trở nên chán ghét bản thân mình hơn.

    Bước chân vào thế giới trưởng thành, điều đầu tiên khiến bạn khủng hoảng là nhìn bạn bè cùng trang lứa đã có những thành tựu nhất định. Người thì đã hoàn thành tất cả mục tiêu đặt ra, người thì tìm được công ty phù hợp, công việc yêu thích.

    Nhìn lại bản thân chợt nhớ lại rằng mình cũng từng có hoài bão, từng hy vọng sẽ sống hết mình bằng tất cả nhiệt huyết tuổi trẻ. Nhưng thay vì dành thời gian để thực hiện ước mơ bạn lại lãng phí thanh xuân của mình, lúc nào cũng hỏi tiếp theo nên làm gì để rồi mọi ước mơ cũng chỉ là ước mơ. Một cảm giác mang tên bất lực lại xuất hiện.

    Mọi đứa trẻ khi được hỏi lớn lên muốn làm gì đều sẽ trả lời “Con sẽ kiếm thật nhiều tiền để bố mẹ được sung sướng”. Ai cũng muốn đến khi ra trường đi làm, hằng tháng sẽ dư giả gửi về cho gia đình, muốn khi bố mẹ gặp khó khăn sẽ nghĩ ngay đến việc gọi cho mình chứ không phải giấu vì sợ mình lo lắng.

    Chúng ta luôn tự nhủ tốc độ thành công của bản thân phải nhanh hơn tốc độ già đi của bố mẹ, đặt ra nhiều mục tiêu nào là kiếm nhiều tiền, đón bố mẹ về sống chung để có nhiều thời gian ở bên và chăm sóc họ. Nhưng cuộc sống không như mong đợi, cảm giác bất lực lại ập đến khi nhìn thấy tóc bạc trên đầu bố mẹ ngày một nhiều mà công việc chúng ta lại chưa đâu vào đâu.

    Càng lớn, mối quan hệ ngày càng rộng, đâu đâu cũng có bạn. Nhưng thay vì tìm được niềm vui trong các mối quan hệ đó thì chúng ta lại thấy lạc lõng và cô đơn. Chúng ta như thu mình vào thế giới của riêng mình, khép lòng với mọi người xung quanh, xây cho mình một vỏ bọc hoàn hảo và tỏ ra mình luôn ổn. Không thể sống với chính cảm xúc thật của mình bất lực như thế nào?

    Nhiều lúc cũng rất muốn được tỏ ra là mình mệt mỏi, buồn chán, muốn được tâm sự và nhận lời khuyên nhưng nhìn đi nhìn lại vẫn không biết kể với ai. Chẳng phải vì không ai chịu nghe mình nói mà tại chính mình không chịu mở lòng, không biết phải nói như thế nào. Cứ thế, chỉ biết bất lực ôm đống tâm sự cất sâu trong lòng rồi tự rơi vào trầm lặng.

    Cuộc sống là một chuỗi bất lực. Đến khi có con, chúng ta lại thấy bất lực khi không cho con được những thứ hoàn hảo nhất như người ta. Khi đã già, con cái thành đạt thì lại thấy bất lực vì trở thành gánh nặng cho con.

    Làm thế nào để vượt qua cảm giác bất lực?

    Tìm cách vượt qua cảm giác bất lực sẽ giúp chúng ta sống vui vẻ và yêu đời hơn
    Tìm cách vượt qua cảm giác bất lực sẽ giúp chúng ta sống vui vẻ và yêu đời hơn.

    Khi bạn đang trong cảm giác bất lực sẽ giống như đứng ngay trước ngõ cụt, không thể quay đầu vì chỉ nhìn thấy những thứ đã qua, bắt buộc phải tiến về phía trước. Nhưng trước mắt chỉ là một mảng tối không tìm thấy bất kỳ lối đi nào.

    Bạn không thể sống trong cảm giác tồi tệ ấy mỗi ngày mà phải tìm mọi cách để thoát khỏi đó. Trên đời này không gì là không thể, chỉ cần bạn cố gắng sẽ tìm được cách để chủ động và dũng cảm đối mặt mọi vấn đề đang gặp phải.

    1. Tìm hiểu nguyên nhân

    Liệu có còn nhớ, bạn của ngày xưa mơ mộng nhiều hoài bão như vậy nhưng ngay lúc này lại như chiếc vỏ ốc trống rỗng vô cảm, chỉ biết im lặng và bất lực không làm gì. Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi nguyên nhân vì sao lại trở nên như vậy?

    Việc nhìn nhận và đánh giá các yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến cảm giác bất lực chính là chìa khóa để bạn thoát khỏi đó. Hãy tự ngồi ngẫm và đặt vài vấn đề như:

    • Thời gian qua bạn đã trải qua những tổn thương, thất bại nào?
    • Những vấn đề ngoài tầm kiểm soát nào ảnh hưởng lớn đến tâm lý bạn?
    • Dạo này bạn có phải đối mặt với nhiều áp lực không?
    • Có phải bạn đang buông thả bản thân?

    2. Tạo động lực để bắt đầu lại

    Quay về năm 18 tuổi, khoảng thời gian chúng ta vùi đầu vào đống bài tập chỉ vì theo đuổi trường Đại học mà mình yêu thích. Một sự khác biệt rõ rệt trước và sau khi xác định được mục tiêu, nếu như chưa biết muốn vào trường Đại học nào, chúng ta cứ chỉ biết học để được điểm cao trong những bài kiểm tra. Nhưng sau khi đã tìm được nguyện vọng, bạn sẽ tự biến đó thành động lực để ngày đêm miệt mài học hành để chạm được ước mơ đó.

    “Động lực” chính là chất xúc tác ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc cũng như hành động của con người. Khi tìm thấy động lực như cầm được bản đồ trên tay và tìm được hướng đi để tiếp tục. Nguồn động lực đó có thể xuất phát từ:

    • Bản thân: Hãy xác định lại bản thân đang muốn gì đồng thời ghi nhận và tự hào về những điểm mạnh của mình. Hãy tin tưởng rằng bạn có thể làm được và sẽ làm tốt để hoàn thành những động lực đó. Bắt đầu thay đổi bản thân làm việc một cách khoa học hơn.
    • Bạn bè: Nếu bạn đang khủng hoảng vì bạn bè xung quanh thành công, tại sao không biến áp lực đó trở thành động lực. Thay vì chỉ biết nhìn thì có thể tâm sự và nhận lời khuyên từ họ. Người khác làm được thì bạn cũng sẽ làm được, hãy thử cố gắng hết sức, chắc hẳn sẽ không khiến bạn phải thất vọng.
    • Gia đình: Hãy nhớ lại những điều tốt đẹp mình từng khao khát mang lại cho gia đình. Có thể lấy đó làm động lực và hãy đứng dậy hành động để hoàn thành những mong muốn đó ngay từ bây giờ.
    • Những câu chuyện truyền cảm hứng: Biết rằng có rất nhiều người từng bất lực và nghĩ rằng mình thật vô dụng khi vây quanh họ toàn là những câu chuyện của người thành công. Nhớ rằng, đó chỉ là bề nổi mà thôi, không ai biết trước khi thành công thì họ cũng đã vấp rất nhiều thất bại và bất lực. Hãy thử đọc thật nhiều sách, theo dõi những Podcasts hay Blogs về chủ đề này, bạn sẽ nhận ra mình không hề vô dụng mà chỉ chưa tìm được thời điểm thích hợp để tỏa sáng mà thôi.

    Tuy nhiên ranh giới của áp lực và động lực rất mong manh, hãy cố gắng kiểm soát cách nhìn nhận mọi vấn đề để biến mọi thứ tốt đẹp trở thành động lực vượt qua cảm giác bất lực.

    3. Tạo ra phần thưởng xứng đáng

    Từ khi còn nhỏ, bố mẹ luôn dạy chúng ta rằng: “Làm tốt thì thưởng, làm sai thì phạt”, nhờ vậy mà chúng ta luôn cố gắng làm hết sức những nhiệm vụ được giao. Khi đi học, nếu bạn làm đúng bài sẽ được khen, còn lúc làm việc tốt, sẽ được sếp thưởng. Nếu như bạn đang lo lắng không ai thưởng cho bạn, vậy tại sao bạn không tự thưởng cho bản thân?

    Hãy đặt ra một chuyến du lịch cuối năm sau khi bạn hoàn thành tất cả công việc chẳng hạn. Nếu như quá khó thì hãy bắt đầu từ những việc đơn giản như sau khi giảm được 3kg sẽ thưởng cho mình 2 bộ đồ mới.

    Đừng e ngại việc dành cho bản thân phần thưởng xứng đáng vì sự nỗ lực. Phải luôn tự nhủ nếu không hoàn thành sẽ bạn sẽ không được hưởng bất kỳ phần thưởng nào cả. Điều này sẽ giúp bạn tìm thấy thú vị hơn khi cố gắng đạt được.

    Có thưởng thì cũng phải có phạt, đôi khi nghiêm khắc với chính mình cũng là cách thể hiện của việc yêu bản thân. Con người thường có xu hướng e ngại với những hình phạt, vì vậy đây chính là động lực để bạn vượt qua cảm giác không muốn làm gì. Một khi đã đặt ra thưởng phạt, đừng buông thả bản thân mà hãy tuân theo những nguyên tắc đó.

    4. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ tâm lý

    Đây có lẽ là cách mà không ai muốn nghĩ đến vì chỉ khi không thể kiểm soát được suy nghĩ và cảm xúc thì chúng ta mới phải tìm đến bác sĩ. Với kiến thức chuyên môn sâu sắc, bác sĩ sẽ dễ dàng khiến bạn mở lòng và chia sẻ điều đang gặp phải, những chuyện mà trước kia bạn không thể tâm sự với ai. Từ đó, bác sĩ trị liệu tâm lý sẽ dành cho bạn những lời khuyên cũng như phương pháp điều trị phù hợp với tình hình của bạn.

    Việc đến gặp bác sĩ đòi hỏi bạn phải có khao khát vượt khỏi cảm giác bất lực rất lớn và dũng cảm đối mặt.
    Thực ra bất lực không đáng sợ như bạn nghĩ mà đáng sợ nhất là bạn cứ sống trong cái cảm giác đó mà không chịu tìm cách thoát ra.

    HoaSenPhat hy vọng qua bài viết này, những ai đang bất lực với cuộc sống sẽ sớm vượt qua để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Trở thành một người luôn vui vẻ, yêu đời và mang lại nhiều năng lượng tích cực cho gia đình và xã hội.

    Bài liên quan sẽ được cập nhật sau!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn WhatsApp

    Bài viết cùng chuyên mục:

    Tâm Lý Học

    Tâm lý học là gì? Học ngành Tâm lý học sẽ làm nghề gì?

    16/10/2021
    Tâm Lý Học

    Rối loạn lưỡng cực: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    31/08/2021
    Tâm Lý Học

    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Triệu chứng và cách điều trị

    30/08/2021
    Tâm Lý Học

    Tự kỷ ám thị là gì? Có phải là một căn bệnh không?

    29/08/2021
    Tâm Lý Học

    Định luật Murphy là gì? Cách áp dụng định luật này vào cuộc sống

    28/08/2021
    Tâm Lý Học

    Điểm mạnh và điểm yếu của người hướng nội

    25/08/2021
    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    Cách trừ tà ma trong nhà của ông bà ngày xưa

    17/02/2019

    Ý nghĩa của Bát Quan Trai giới trong Phật giáo

    25/09/2018

    Lễ Phật Đản là ngày nào trong năm 2023?

    26/03/2023

    Cách kiềm chế cơn giận thông qua 8 lời khuyên của Phật giáo

    02/08/2018

    Phật Di Lặc là ai? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách thờ cúng tại gia

    25/12/2017

    Bồ đề tâm là gì? Cách nuôi dưỡng và phát triển tâm Bồ đề

    11/12/2017

    5 cây ngải mang lại tài lộc và may mắn trong kinh doanh

    24/02/2019

    4 nguyên tắc thành công trong cuộc sống đã được chứng minh

    12/08/2021
    Liên Hệ
    - Địa chỉ: 415 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Tân Bình, TP.HCM.
    - Email: topkinhdoanhvietnam@gmail.com
    DMCA.com Protection Status
    Kết Nối Với Chúng Tôi
    • Facebook
    • Pinterest
    • YouTube
    © 2023 Hoa Sen Phật - Bản quyền thuộc về Hoa Sen Phật. Ghi rõ nguồn của HoaSenPhat.com khi bạn phân phối lại thông tin từ trang web này.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.