Sự không chung thủy của Tiger Woods đã trở thành chủ đề thảo luận trên các tạp chí và diễn đàn trước đây. Nhà bình luận truyền hình, Brit Hume khuyên Tiger nên chuyển sang Cơ Đốc giáo vì anh ta có thể tìm thấy sự tha thứ ở đó. Ông Hume nói rằng, không có con đường để xin sự tha thứ trong Phật giáo, tôn giáo mà Tiger nguyện theo để thay đổi bản thân mình. Nhận xét này gây ra nhiều tranh cãi trên các diễn đàn trong một thời gian dài.
Câu hỏi được đặt ra “tha thứ nghĩa là gì” từ quan điểm của Hume? Chúng ta tìm kiếm sự tha thứ từ ai?
Trong một tôn giáo hữu thần, người ta tìm kiếm sự tha thứ từ Thượng đế của họ. Nhưng đối với Phật giáo, một tôn giáo vô thần nên không có thần linh nào mà Phật tử có thể xin tha thứ. Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người, ông đã chết gần 2.500 năm trước, vì thế, không có lý do gì để yêu cầu sự tha thứ từ ông.
Nội dung bài viết
Tha thứ là gì?
Tha thứ (tiếng Phạn: kshama, tiếng Pali: khama) là một khái niệm trung tâm của Phật giáo, nó là yếu tố quan trọng để đạt niết bàn, trạng thái bi mẫn và trí huệ cuối cùng mà các tu sĩ hy vọng đạt được.
Trong hệ thống niềm tin của đạo Phật, không có khái niệm về một Đấng tối cao có quyền trừng phạt hay tha thứ cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, sự tha thứ là một phần quan trọng trong giáo lý của Đức Phật. Nhiều lần Ngài đã nói về tầm quan trọng của việc tha thứ cho người khác cũng như chính chúng ta.
Phật giáo không đưa ra con đường cụ thể để xin tha thứ, tuy nhiên, nó cung cấp một con đường để vượt qua những đau khổ trong cuộc sống con người, bao gồm cả việc tha thứ cho mình và người khác. Điều đó tùy thuộc vào việc chúng ta có lựa chọn con đường đó hay không.
Nhận được sự tha thứ không phải là một bước đi vào thiên đàng hoặc đạt được cuộc sống vĩnh cửu như trong một số tín ngưỡng khác. Sự tha thứ là một phần của việc thực hành lòng vị tha của Đức Phật, nó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hòa giải và thiết lập sự hòa hợp trên thế giới, bởi vì tất cả chúng sinh đều được kết nối với nhau.
Phật tử tin vào Luật nhân quả. Theo tư tưởng Phật giáo, các hành động trong hiện tại, cả tốt lẫn xấu sẽ ảnh hưởng đến các tình huống và kinh nghiệm của cuộc sống trong tương lai.
Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), một thượng sư người Ấn Độ đã đưa Phật giáo đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, đã viết:
“Nếu bạn muốn biết cuộc sống quá khứ của bạn, hãy nhìn vào tình trạng hiện tại của bạn. Nếu bạn muốn biết cuộc sống tương lai, hãy nhìn vào những hành động hiện tại của bạn.”
Chu kỳ luân hồi sẽ tiếp tục cho đến khi tâm thức giác ngộ, cho đến khi nó đạt niết bàn. Để đạt được giác ngộ và thoát khỏi chu kỳ tái sinh không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với sự nhận thức đúng đắn về luật nghiệp, chúng ta có thể chọn những hành động tạo nghiệp tích cực, và tránh những hành động tạo nghiệp xấu. Sự tha thứ là cần thiết để ngăn ngừa việc tạo ra những ý niệm và hành động tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai.
Ý nghĩa của sự tha thứ
Trở lại câu chuyện của Tiger Woods. Tất nhiên, anh ấy có thể tìm kiếm sự tha thứ từ những người mà anh ấy đã xúc phạm. Nhưng cách tiếp cận của anh ấy đối với sự tha thứ đó có phù hợp với các giáo lý của Phật giáo hay không.
Shuichi Maida, một học giả Phật giáo thế kỷ 20 nói rằng, những người nổi tiếng thường lo lắng về việc mất đi danh tiếng hơn là mất mạng. Đối với nhiều người, nỗi lo lắng về danh tiếng là động lực thúc đẩy họ tìm kiếm sự tha thứ thay vì cố gắng làm giảm những đau khổ mà hành động của họ đã gây ra.
Các giáo lý Phật giáo không nói rõ ràng đến việc tìm kiếm sự tha thứ. Thay vào đó, nó nhấn mạnh đến việc nhận thức được hành động mà chúng ta đã làm. Khi chúng ta nhận ra hành động của chúng ta đã gây ra đau khổ, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm bớt đau khổ và tránh gây ra đau khổ này trong tương lai.
Mối quan tâm của chúng ta không phải là liệu những người khác có tha thứ cho chúng ta hay không. Mối quan tâm của chúng ta là những gì chúng ta đã làm.
Nếu những người khác không tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng vui vẻ chấp nhận từ chối của họ và nhận ra rằng, sự tức giận của họ là kết quả của những hành động tiêu cực mà chúng ta đã gây ra. Ý tưởng về nghiệp giúp chúng ta nhận thức được điều này.
Trong trường hợp chúng ta tha thứ cho người khác, Phật giáo lại có một cách tiếp cận khác. Trước tiên, chúng ta phải đặt câu hỏi: “Tại sao tôi bị xúc phạm?” Sau đó, chúng ta cần phải hỏi, “Có khi nào tôi xin sự tha thứ từ người khác hay không?”
Một đặc điểm chung của con người là nghĩ về bản thân mình như một phần cao hơn người khác. Chúng ta chỉ nhìn thấy lỗi của người khác, và chỉ thuận tiện nhìn ra những thiếu sót của chính chúng ta.
Nếu chúng ta không tốt hơn, thì ai sẽ tìm kiếm sự tha thứ của chúng ta? Từ quan điểm này, sự tha thứ của Phật giáo là sự chấp nhận. Chúng ta chấp nhận rằng chúng ta cũng gây ra đau khổ. Nhận thức được điều này, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với những hành động của họ, nhằm giảm bớt đau khổ mà họ đã gây ra. Trong trường hợp này, sự tha thứ là lòng biết ơn.
Tạo sao chúng ta phải tha thứ cho người khác?
“Giữ hận thù trong lòng cũng giống như uống thuốc độc và hy vọng người khác sẽ chết.” Đức Phật
Phật tử tin rằng, không tha thứ sẽ làm cho cả mình và người khác đau khổ. Hận thù chỉ dẫn tới nhiều đau khổ hơn mà thôi.
Trong kinh Pháp Cú có đoạn, “Những kẻ cố chinh phục hận thù bởi hận thù giống như những chiến binh có vũ khí vượt qua những kẻ khác mang vũ khí. Điều này không giúp chấm dứt hận thù, mà nó sẽ giúp hận thù phát triển hơn.”
Chúng ta tha thứ cho người khác cũng như chính chúng ta là một bước quan trọng trên con đường hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và hướng tới sự giác ngộ trọn vẹn. Xóa bỏ thù hận và tha thứ cho những hành động tiêu cực sẽ cho phép chúng ta tiến lên và đạt được sự bình an lâu dài.
Tha thứ là một thực hành quan trọng, cùng với thiền, để đạt được an lạc nội tâm và tư duy đúng đắn. Nhiều Phật tử đã tích hợp sự tha thứ vào thực hành thiền định của họ, suy nghĩ về sự tha thứ đối với người khác cũng như về phía họ.
Làm thế nào để thực hành sự tha thứ?
Nếu những suy nghĩ tiêu cực về việc đã bị đối xử bất công nảy sinh, chúng ta có thể thực hiện các bước sau để giải phóng chúng.
Tức giận làm xáo trộn sự bình an trong cuộc sống hiện tại của chúng ta, và hành động theo sự tức giận đó chắc chắn sẽ đem lại những hậu quả tiêu cực trong tương lai. Đức Phật dạy rằng, tập luyện để sống một cuộc sống bao gồm sự tha thứ có thể đạt được thông qua thiền định lặp đi lặp lại.
Đức Phật đã đề nghị hai loại thiền để giải quyết sự tức giận và chấp nhận sự tha thứ. Thiền Vipassana liên quan đến việc nhận ra những cảm giác tức giận hoặc thù hận xuất hiện, và xử lý chúng mà không có chấp trước.
Thiền định từ bi (Metta) tập trung vào sự kết nối với tất cả chúng sinh. Trong hình thức thiền này, họ dùng hơi thở của mình để tập trung vào cảm giác yêu thương đối với chính mình và mở rộng những cảm xúc này cho người khác, đó là người thân, bạn bè, người trung lập, người nào đó cảm thấy thù địch, và cuối cùng, đến toàn bộ vũ trụ. Giữ lại sự tức giận sẽ gây ra đau khổ, chấp nhận sự tha thứ phản ánh trí tuệ và từ bi.
Ngồi xuống và chú ý đến hơi thở, một con người đầy tức giận và thù hận đang bước vào trạng thái tĩnh lặng của thiền.
- Có sự tha thứ trong trái tim bạn cho bất cứ điều gì bạn nghĩ bạn đã làm sai. Hãy tha thứ cho tất cả những thiếu sót trong quá khứ. Chúng đã qua lâu rồi. Hiểu rằng bạn là một người khác và người đó đang tha thứ cho bạn. Cảm thấy rằng, sự tha thứ ngập tràn trong bạn với một cảm giác ấm áp và nhẹ nhàng.
- Hãy suy nghĩ về cha mẹ của bạn. Hãy tha thứ cho họ bất cứ điều gì mà bạn nghĩ họ đã làm tổn thương bạn. Hiểu rằng bây giờ họ đã thay đổi. Hãy để sự tha thứ này lấp đầy, bao quanh họ, và trong trái tim bạn.
- Hãy nghĩ đến những người thân xung quanh. Xin lỗi họ vì bất cứ điều gì bạn nghĩ họ đã làm sai hoặc đang làm sai vào thời điểm này. Điền tên họ vào danh sách tha thứ của bạn. Hãy để họ cảm thấy rằng, bạn chấp nhận họ. Hãy để cho sự tha thứ lấp đầy. Nhận ra rằng đây là biểu hiện của tình yêu.
- Bây giờ nghĩ về bạn bè của bạn. Hãy tha thứ cho họ bất cứ điều gì bạn không thích về họ. Hãy để sự tha thứ của bạn liên lạc với họ, để họ có thể được lấp đầy, được chấp nhận bởi nó.
- Hãy suy nghĩ về những người mà bạn biết, bất kể họ là ai, và hãy tha thứ cho tất cả vì bạn đã đổ lỗi cho họ, bạn đã đánh giá họ vì trước đây bạn không thích họ. Hãy để sự tha thứ của bạn lấp đầy trái tim của họ, bao quanh họ, bao bọc họ, biểu hiện của bạn về tình yêu đối với họ.
- Bây giờ hãy nghĩ đến bất kỳ người đặc biệt nào mà bạn thực sự cần tha thứ. Đối với những người mà bạn vẫn còn có thù hận. Hãy tha thứ cho anh ta hoặc cô ấy. Hãy nhớ rằng tất cả mọi người đều đau khổ. Hãy để sự tha thứ này đến từ trái tim của bạn, tiếp cận với người đó.
- Hãy suy nghĩ về bất kỳ một người nào, bất kỳ tình huống nào hoặc bất kỳ nhóm người mà bạn đang lên án, đổ lỗi, không thích. Hãy tha thứ cho họ, hoàn toàn. Họ có thể không làm đúng. Con người mắc bệnh đau khổ. Do đó, trái tim bạn cần sự tha thứ để có được sự trong sạch của tình yêu.
- Hãy nhìn lại và xem liệu còn ai hay bất cứ điều gì, bất cứ nơi nào trên thế giới, bạn đã đổ lỗi hoặc lên án.
- Bây giờ hãy chú ý lại chính mình và nhận ra sự tốt lành trong bạn. Các nỗ lực mà bạn đang làm, cảm nhận sự ấm áp và bình an đến từ sự tha thứ.
Hoa Sen Phật – Ảnh shutterstock.com