Hai tôn giáo lớn, Phật giáo và Thiên Chúa giáo thường được so sánh, sự giống nhau và khác nhau giữa hai tôn giáo này như thế nào là câu hỏi mà nhiều người với tư tưởng cởi mở quan tâm, bởi vì mặc dù chúng có nhiều khác biệt, nhưng nhiều người đã cố gắng kết hợp lý tưởng của hai tôn giáo.
Nhà lãnh đạo tôn giáo của Thiên Chúa giáo là Đức Giáo Hoàng, trong khi người đứng đầu Phật giáo là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mặc dù có sự khác biệt trong học thuyết, cả hai nhà lãnh đạo đều thừa nhận sự hiện diện của nhau với sự tôn trọng nhất định.
Khác với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác có khuynh hướng làm mất uy tín hoặc tìm cách chống lại các nhà lãnh đạo tôn giáo đối thủ. Trên thực tế, Đức Giáo Hoàng đã đi xa đến mức tuyên bố rằng, Phật giáo đã thâm nhập vào nền văn hoá phương Tây với những hiệu ứng tích cực.
Để xác định xem một tôn giáo có tương thích với tôn giáo khác hay không thì điều quan trọng là phải so sánh và đối chiếu chúng. Về mặt tương đồng, Thiên Chúa giáo và Phật giáo đều sử dụng các nhà sư hay linh mục, để thực hành và truyền bá đức tin của họ trong quần chúng. Cả hai tôn giáo đều đánh giá cao hòa bình, nhân ái và truyền bá những hành động tốt để phát triển tinh thần của một người.
Cả Đức Phật hay Chúa Giê-su Kitô đã truyền dạy giáo lý của mình trong suốt cuộc đời. Trong cả hai trường hợp, lời dạy của họ đã được viết thành văn bản sau nhiều năm khi họ rời khỏi thế giới. Khoảng cách giữa lời giảng dạy của họ và phiên bản bằng văn bản có nghĩa là luôn luôn có tiềm năng cho lỗi và hiểu nhầm. Ngoài ra, khi các tôn giáo phát triển, chúng tiến hoá theo những cách khác nhau, đôi khi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi “cái tôi” của người truyền bá và giảng dạy.
Nội dung bài viết
Điểm giống nhau
- Phật giáo và Thiên Chúa giáo điều được sáng lập bởi một người Thầy tâm linh và thu nhận môn đệ.
- Cả hai tôn giáo điều có hệ thống để hỗ trợ, truyền dạy giáo lý của mình cho mọi người như: Tăng đoàn, nhà sư, tăng ni…bên Phật giáo. Linh mục, giám mục, bà xơ…bên Thiên Chúa giáo.
- Cả hai điều có ngày lễ chính: Ngày lễ Phật đản (lễ Vesak) để mừng ngày sinh của Đức Phật. Bên Thiên Chúa giáo là ngày lễ Giáng sinh và Phục sinh.
- Được dạy thông qua việc sử dụng các giáo lý nhân văn.
- Cả Đức Chúa Giê-su và Đức Phật đều cố gắng cải cách những thực tiễn xã hội. Chúa Giê-su Kitô chỉ trích những người cho vay tiền trong nhà thờ. Đức Phật Thích Ca chỉ trích hệ thống giai cấp và nghi lễ hiến tế thần linh của người Bà la môn.
- Cả hai đều là người bình thường, giản dị. Đức Phật chấp nhận tất cả các giai cấp làm học trò của mình. Chúa Kitô dạy triết học của ông cho nhiều người mà ông gặp.
- Ngũ giới của Phật giáo (hình thức kiêng cữ, nói dối, trộm cắp, vô đạo đức, tình dục) được hầu hết các Kitô hữu hoan nghênh.
- Cả hai tôn giáo đều nhấn mạnh đến cuộc sống đạo đức, từ bi và tình yêu đối với người khác.
- Cả hai đều dạy cách vượt qua những thế lực thù hận thông qua sức mạnh của tình yêu.
- Phật giáo và Thiên Chúa giáo điều khuyến khích những người thực hiện các bước tâm linh để cải thiện phúc lợi của họ. Những người đạo Thiên Chúa thường xuyên đọc kinh thánh và cầu nguyện trong các bữa ăn của mình. Điều này cũng phổ biến trong Phật giáo bởi đức tin nơi Đức Phật. Đặc biệt trong các truyền thống như Tịnh độ Phật giáo, nhấn mạnh lời cầu nguyện cho Đức Phật A Di Đà.
- Cả hai tôn giáo đều khuyến khích các tín đồ của mình làm từ thiện đối với người nghèo.
- Cả hai tôn giáo đều có nơi tập trung để mọi người đến cầu nguyện và phát triển tâm linh như chùa, nhà thờ, tu viện…
- Cả hai đều mong muốn sự hoàn hảo tinh thần, mặc dù họ có cách tiếp cận khác nhau.
- Cả hai đều tìm cách vượt qua thế giới vật chất. Họ tin rằng hạnh phúc thực sự sẽ thu được từ các giá trị tinh thần và ý thức tâm linh.
Điểm khác nhau
Đấng Tạo Hoá
Phật tử không nói về một Đấng Tạo Hoá. Trong Thiên Chúa giáo, khái niệm về Đấng Tạo Hoá rất phổ biến. Trong kinh thánh Cựu Ước, Đức Chúa Trời xuất hiện như là một người giải quyết vấn đề công lý, là người tạo ra và kiểm soát mọi sự vật hiện tượng trên trái đất này, đây là một khái niệm không có trong đạo Phật.
Đức Phật nói rằng: “Tôi là một người đàn ông, không phải là một vị thần, đừng nhìn tôi mà hãy nhìn vào pháp của tôi, và dùng đó làm ánh sáng soi sáng cho chính mình”. Chúa Jesu : “Tôi là con của Đức Chúa Trời, là ánh sáng của thế giới và các bạn cũng vậy. Hỡi những người anh em.”
Thiền định
Trong số các thực hành của Phật giáo, thiền định là ở đầu danh sách, điều này không đáng ngạc nhiên vì như Đức Phật đã đạt được giác ngộ trong khi hành thiền. Thực hành thiền và chánh niệm là trọng tâm của Phật giáo. Trong khi đó, Thiên Chúa giáo đặt trọng tâm vào lời những cầu nguyện.
Mục đích chính
Phật giáo tập trung nhiều hơn vào nỗ lực cá nhân để phát triển tâm linh, thoát khỏi đau khổ và đạt được giác ngộ. Thiên Chúa giáo nhấn mạnh hơn vào ân điển, hồng ân của Thiên Chúa (người tạo ra sự sống trên trái đất này), yêu mến Thiên Chúa và tuân theo các điều răn của Ngài, truyền bá để người khác cũng được cứu khỏi thế giới này.
Vòng luân hồi
Phật giáo nhấn mạnh đến chu kỳ tái sinh vô tận và ý tưởng về luân hồi. Thiên Chúa giáo dạy chúng ta chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để lên thiên đàng hay xuống địa ngục.
Tội lỗi
Tội lỗi và xưng tội không phải là một khái niệm trong Phật giáo, nhưng Luật nhân quả là một học thuyết có liên quan đến vấn đề này, gieo nhân lành thì sẽ gặp lành, gieo nhân ác thì sẽ gặp ác. Nếu một người đã gieo nhân ác nhưng muốn thay đổi thì người đó phải hành thiện rất nhiều để tác động vào nhân mình đã gieo khiến nó biến mất hoặc thay đổi sang một dạng quả khác tích cực hơn.
Những người theo đạo Thiên Chúa xưng tội với Thiên Chúa, thông qua người đại diện là linh mục, và những tội lỗi sẽ mất hoặc giảm đi rất nhiều trong tâm trí của họ. Đức Chúa Trời luôn tha thứ mọi lỗi lầm của những người con ngoan đạo.
Sự cứu rỗi và giải phóng
Thiên Chúa giáo nhấn mạnh khái niệm “cứu độ”, cứu rỗi qua sự chấp nhận của Đức Chúa Giê-su. Đối với những người tin tưởng vào Chúa Giê-su Kitô, các Kitô hữu tin rằng sẽ có một sự sống tốt hơn trên trời gọi là Thiên đàng.
Phật giáo có một sự nhấn mạnh khác biệt, họ tin rằng một cá nhân phải làm việc cho sự giải phóng của mình, giai đoạn này có thể trải qua nhiều kiếp trong chu kỳ tái sinh. Một Phật tử tin rằng niềm tin vào Đức Phật là không đủ, con người phải tìm kiếm và trải nghiệm Niết bàn cho riêng mình.
Đức Đạt Lai Lạt Ma:
“Tôi luôn luôn nói với bạn bè phương Tây của tôi rằng, tốt nhất là nên giữ truyền thống của riêng bạn. Thay đổi tôn giáo không phải là điều dễ dàng và đôi khi gây nhầm lẫn. Bạn phải tôn trọng truyền thống của mình cũng như tôn trọng tôn giáo của bạn.”
Không phải ngẫu nhiên mà Phật giáo và Thiên Chúa giáo phát triển mạnh trên thế giới, dù chúng ta theo tôn giáo nào thì mục đích chính cũng là giúp con người sống hiền hoà, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng và phát triển thế giới này theo cách tích cực nhất.
Phật với Chúa ai mạnh hơn
Xét theo bản tính con người thì Đức Phật sinh năm 624 Trước Công Nguyên, còn Chúa Giê-su sinh năm 4 Trước Công Nguyên. Chính vì vậy, 2 vị này sinh ra khác thời điểm nhau nên không có căn cứ nào để so sánh sức mạnh về thể chất, phép màu, số lượng tín đồ…
Kết lại, không có căn cứ hay bất kỳ sử sách nào có thể so sánh sức mạnh của Đức Phật và Chúa Giê-su.
Hoa Sen Phật – Ảnh eurekastreet.com