Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Facebook Pinterest YouTube
    • GIỚI THIỆU
    • BẢN QUYỀN
    • LIÊN HỆ
    Facebook Pinterest YouTube
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    • Trang Chủ
    • Hình Phật Đẹp
    • Kiến Thức
    • Thần Chú
    • Kiến Thức Tổng Hợp
      • Phong Thủy
      • Tâm Linh
      • Khoa Học
      • Tâm Lý Học
      • Góc Suy Ngẫm
      • Ẩm Thực Chay
      • Triết Học
    • Hỏi Đáp
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Home»Kiến Thức»Ý nghĩa của vô minh trong Phật giáo
    Kiến Thức

    Ý nghĩa của vô minh trong Phật giáo

    huutri94By huutri9421/10/2017Updated:10/03/20218 Mins Read
    ý nghĩa của vô minh trong phật giáo

    Trong quá trình tìm hiểu, học tập hay thực hành Phật giáo, chúng ta thường xuyên bắt gặp từ “vô minh“. Nó được giải thích là “sự thiếu hiểu biết”, nguồn gốc của đau khổ nên phải được xử lý đầu tiên.

    Nhưng vô minh là gì? Và ý nghĩa của nó có phải là sự thiếu hụt kiến thức thông thường như chúng ta thường nghĩ? Hãy cùng Hoa Sen Phật tìm hiểu về thuật ngữ này nhé.

    Nội dung bài viết

    • Vô Minh là gì?
    • Tổng quan
    • Ý nghĩa vô minh trong Phật giáo
      • Trong Phật giáo Nguyên Thủy
      • Trong Phật giáo Đại Thừa
      • Trong Phật giáo Kim Cương Thừa
    • Cách loại bỏ vô minh để giác ngộ

    Vô Minh là gì?

    Vô minh (tiếng Phạn: avidyā, Pali: avijjā, Tây Tạng: marigpa) trong Phật giáo thường được dịch là “thiếu hiểu biết”. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết ở đây không phải là không có học thức hay không biết nhiều thứ, mà là quan niệm sai lầm về bản chất của thực tại.

    Vô minh là nguồn gốc của đau khổ (dukkha), nguyên nhân dẫn đến tham ái, hận thù của con người. Do đó, “sự thiếu hiểu biết” ở đây là sự thiếu hiểu biết tinh tế về bản chất thật của thế giới hiện tượng.

    Nó cũng có thể được định nghĩa là không hiểu ý nghĩa đầy đủ của Tứ Diệu Đế. Vô minh được xác định trong các giáo lý của Phật giáo sau:

    • Tứ Diệu Đế
    • Liên kết đầu tiên trong mười hai liên kết của Duyên khởi
    • Một trong ba chất độc trong Phật giáo Đại Thừa
    • Một trong sáu kiết sử (kleshas) trong giáo lý Đại Thừa Abhidharma (A-tỳ-đàm, Vi diệu pháp)
    • Một trong mười kiết sử trong giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy, tương đương với moha (ảo tưởng, mờ nhạt)

    Trong bối cảnh của mười hai nhân duyên, Vô minh thường tượng trưng bởi một người người mù hoặc bịt mắt.

    Nguyên từ: Vô minh (Avidyā) là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Ấn Độ (trong kinh Vệ đà), nó là sự kết hợp của 2 từ a và vidya, có nghĩa là “không vidya”. Từ vidya có nghĩa là “biết, nhận thức, nhìn, hiểu”. Do đó, avidya có nghĩa là “không biết hay không hiểu”.

    Tổng quan

    Vô minh được giải thích theo những cách khác nhau, ở những mức độ khác nhau trong các giáo lý hoặc truyền thống Phật giáo khác nhau. Trên mức cơ bản nhất, đó là sự thiếu hiểu biết hoặc quan niệm sai lầm về bản chất thật của sự tồn tại.

    Cụ thể hơn là Tứ Diệu Đế và các học thuyết về Vô thường, Vô ngã hay Tánh không. Trong Phật giáo và các triết lý Ấn Độ khác, thì vô minh thường được dịch là “sự thiếu hiểu biết”, nhưng đối với Alex Wayman (nhà nghiên cứu Phật giáo / 1921 – 2004) thì ý nghĩa này chưa đầy đủ và ông gợi ý cụm từ “thiếu sáng suốt” như một biểu hiện tốt hơn.

    Ý nghĩa vô minh trong Phật giáo

    Vô minh xuất hiện như một mục thảo luận chính trong hai học thuyết về bản chất của thực tại, trong các truyền thống Phật giáo khác nhau. Một liên quan đến học thuyết vô ngã (Anatta), đó là sự thiếu hiểu biết hoặc quan niệm sai lầm về “bản ngã”. Điều thứ hai liên quan đến học thuyết vô thường (Anicca), đó là sự thiếu hiểu biết hoặc quan niệm sai lầm về “sự vĩnh cửu”, khi bản chất thật của thực tại là thay đổi liên tục.

    Thông thường, chúng ta chỉ tin những gì chúng ta cảm nhận được thông qua 5 giác quan vật lý, một bằng chứng khoa học thực tế và logic. Nên chúng ta có quan niệm sai lầm về những thứ nằm ngoài dữ liệu kinh nghiệm của mình, từ đó đưa ra những quyết định không chính xác.

    Ví dụ, một con cá không nhìn thấy cái móc câu ẩn sau miếng mồi ngon, nên nó thường gặp rắc rối khi đưa ra quyết định. Nếu nó nhìn thấy toàn bộ hình ảnh, nó có thể nhận ra rằng, có cái gì đó sai trái và không cố gắng để lấy miếng mồi này.

    Giống như con cá trong ví dụ trên, chúng ta nhìn thấy những khoái lạc trong cuộc sống thông qua sự hiểu biết giới hạn, và do đó, chúng ta cố gắng sở hữu chúng bằng mọi cách kể cả những hành động tiêu cực. Góc nhìn giới hạn này ngăn cản chúng ta nhận ra bản chất thật của những khoái cảm đó chỉ là tạm thời và không có bản chất.

    Đức Phật là người nhìn thấy toàn cảnh, Ngài đã chỉ cho chúng ta thấy bức tranh lớn đó và giải thích lý do tại sao chúng ta nên tin vào nó.

    Trong Phật giáo Nguyên Thủy

    Bhikkhu Bodhi nói rằng, vô minh là một phần quan trọng của giáo lý Nguyên Thủy, nó giúp hiểu rõ về sự phụ thuộc phát sinh những điều kiện duy trì chu kỳ sinh tử. Một trong những điều kiện đó là nghiệp phát sinh từ vô minh. Nói cách khác, vô minh che giấu “nhận thức về bản chất thật của sự vật cũng giống như đục thủy tinh thể che đậy sự nhận thức về các vật thể nhìn thấy được”.

    Trong văn bản Suttanta Pitaka, sự thiếu hiểu biết này đề cập đến việc không hiểu rõ ý nghĩa thật sự của Tứ diệu đế. Trong văn bản Abhidharma, ngoài Tứ diệu đế, đó là sự thiếu hiểu biết về “quá khứ trước khi chết của một người”, “cuộc sống sau khi chết” và sự phát sinh phụ thuộc.

    Vô minh được xác định là liên kết đầu tiên trong mười hai liên kết (12 nidanas) mô tả tại sao một thân thể được hình thành và vẫn còn bị ràng buộc trong vòng luân hồi, một chu kỳ sinh tử lặp đi lặp lại vô tận.

    Mười hai nhân duyên là một ứng dụng của Duyên khởi (pratītyasamutpāda). Giáo lý này được trình bày trong kinh Samyutta Nikaya II.2-4 và Digha Nikaya II.55-63, khẳng định rằng, tái sinh xuất hiện thông qua một loạt mười hai liên kết bắt nguồn từ vô minh và kết thúc bằng hoại diệt để tái tạo một chu kỳ vô tận của dukkha (đau khổ, không thỏa mãn).

    Trong Phật giáo Đại Thừa

    Truyền thống Đại Thừa coi sự thiếu hiểu biết về bản chất thực tại và quá khứ đời trước là một lực lượng nguyên sơ, chỉ có thể được phá vỡ thông qua cái nhìn sâu sắc về Tánh không (Sunyata).

    Vô minh là tạp chất lớn nhất và nguyên nhân chính của đau khổ, dẫn đến việc một người phải tái sinh vô tận trong vòng luân hồi. Cái nhìn sâu sắc vào Tánh không (tất cả mọi thứ điều trống rỗng, không có bản chất) sẽ mang lại sự tỉnh thức đầy đủ.

    Trong truyền thống Đại Thừa, có hai mức độ vô minh được xác định. Dzigar Kongtrul giải thích:

    Có hai cấp độ của sự thiếu hiểu biết: Sự thiếu hiểu biết về tính tuyệt đối, hoặc bản chất thiết yếu của hiện tượng, và sự thiếu hiểu biết ngăn cản chúng ta hiểu một cách chính xác về thế giới tương đối. Hai loại vô minh này giống như hai sợi chỉ được dệt chặt chẽ với nhau, và ta không dễ dàng xác định chúng, nhưng chúng tạo thành tấm vải ảo tưởng.

    Chúng ta thiếu trí huệ để hiểu rõ về bản chất thật của sự tồn tại, chúng ta tưởng mọi thứ trên thế giới này là vững chắc và chân thật. Từ đó không hiểu rõ về Luật nhân quả, các phản ứng nghiệp và sự phụ thuộc lẫn nhau, điều đó dẫn đến một mối quan hệ không phù hợp giữa chúng ta và thế giới này.

    Trong Phật giáo Kim Cương Thừa

    Truyền thống Kim Cương Thừa coi vô minh là cạm bẫy trói buộc một người vào vòng luân hồi. Giáo lý của Phật giáo Mật Tông tập trung vào việc thực hành con đường bí truyền (Tantric) dưới sự hướng dẫn của một giáo viên, để loại bỏ vô minh và đạt được giải thoát trong một đời duy nhất.

    Cách loại bỏ vô minh để giác ngộ

    Vô minh hay thiếu hiểu biết có thể được loại bỏ bằng cách nuôi dưỡng trạng thái ngược lại với nó. Đó là sự khôn ngoan và nhận thức sâu sắc về bản chất thật của thực tại.

    Đức Phật so sánh vô minh với bóng tối, và cách duy nhất để thoát khỏi bóng tối là mang lại ánh sáng. Tương tự như vậy, Đức Phật đã giải thích, sự thiếu hiểu biết chỉ có thể được loại bỏ thông qua việc tập luyện cho sự khôn ngoan.

    Không có vấn đề gì khác, muốn thoát khỏi vô minh, chúng ta phải tu luyện trí huệ bằng cách học và thực hành Pháp. Thứ nhất, chúng ta nuôi dưỡng sự khôn ngoan để phân biệt hành vi đạo đức và vô đạo đức, sau đó hiểu được bản chất thật của thế gian, tức là vô thường, vô ngã và đau khổ.

    Ngay cả khi chúng ta được giảng về nó hay hiểu nó thông qua các kinh điển thì cũng không dễ dàng để loại bỏ vô minh. Bởi vì tâm trí chúng ta đã bị bao phủ bởi những tạp chất đã tích luỹ từ một sự khởi đầu không thể tránh khỏi.

    Do đó, chúng ta cần phải hiểu được “bản chất thực sự của thế giới phức tạp này” thông qua sự trải nghiệm cá nhân trên con đường thực hành Bát Chánh Đạo.

    Hoa Sen Phật – Theo revolvy.com

    Bài liên quan sẽ được cập nhật sau!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn WhatsApp

    Bài viết cùng chuyên mục:

    Kiến Thức

    Lễ Phật Đản là ngày nào trong năm 2023?

    26/03/2023
    Kiến Thức

    Học cách buông bỏ lời Phật dạy để đời an vui

    23/03/2023
    Kiến Thức

    Chữ Vạn trong Phật giáo có ý nghĩa gì?

    20/03/2023
    Kiến Thức

    Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai lớn hơn và có trước

    17/03/2023
    Kiến Thức

    Ý nghĩa A Di Đà Phật là gì? Có nên niệm A Di Đà Phật mỗi ngày?

    11/03/2023
    Kiến Thức

    Tiểu sử Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa lần thứ 12

    08/03/2023
    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    10 lợi ích mà đọc sách mang lại cho chúng ta

    25/08/2021

    Sự Khủng Hoảng Của Vật Lý Lượng Tử

    30/06/2018

    Ý nghĩa Tam Pháp Ấn trong Phật giáo

    07/07/2018

    Thần thông trong Phật giáo là gì?

    14/03/2019

    Hiệu ứng Pygmalion là lời tiên tri tự hoàn thành

    01/02/2018

    8 thói quen xấu mà bạn nên từ bỏ trong cuộc sống

    19/12/2017

    15 lợi ích của thiền đối với sức khỏe

    04/06/2018

    Tìm hiểu Bốn Pháp Ấn của Phật giáo

    15/03/2019
    Liên Hệ
    - Địa chỉ: 415 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Tân Bình, TP.HCM.
    - Email: topkinhdoanhvietnam@gmail.com
    DMCA.com Protection Status
    Kết Nối Với Chúng Tôi
    • Facebook
    • Pinterest
    • YouTube
    © 2023 Hoa Sen Phật - Bản quyền thuộc về Hoa Sen Phật. Ghi rõ nguồn của HoaSenPhat.com khi bạn phân phối lại thông tin từ trang web này.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.