Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Facebook Pinterest YouTube
    • GIỚI THIỆU
    • BẢN QUYỀN
    • LIÊN HỆ
    Facebook Pinterest YouTube
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    • Trang Chủ
    • Hình Phật Đẹp
    • Kiến Thức
    • Thần Chú
    • Kiến Thức Tổng Hợp
      • Phong Thủy
      • Tâm Linh
      • Khoa Học
      • Tâm Lý Học
      • Góc Suy Ngẫm
      • Ẩm Thực Chay
      • Triết Học
    • Hỏi Đáp
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Home»Kiến Thức»Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng
    Kiến Thức

    Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng

    Hoa Sen PhậtBy Hoa Sen Phật28/05/2017Updated:01/09/20217 Mins Read
    phật giáo kim cương thừa
    phật giáo kim cương thừa

    Phật giáo Mật tông Kim cương thừa là một thuật ngữ mô tả các thực hành mật tông (tantric) hay bí truyền của Phật giáo. Cái tên Kim Cương Thừa có nghĩa là “Bánh Xe Kim Cương”. Ngoài ra, trường phái này còn có tên gọi khác là Mantrayana (Bánh Xe Thần Chú), vì nó đề cập đến việc sử dụng thần chú để ngăn chặn tâm trí đi lạc lối vào thế giới ảo tưởng.

    Nguồn gốc Phật giáo Mật tông

    Mặc dù đôi khi còn tranh luận về việc Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa (Vajrayana) là một nhánh khác của Phật giáo Đại Thừa hay là một con đường khác biệt bên cạnh Phật giáo Đại Thừa (Mahayana) và Phật giáo Nguyên Thuỷ (Theravada). Đây là cách mà truyền thống Phật giáo hiểu chính nó, như là “sự quay trở lại” cuối cùng của giáo lý Đức Phật.

    Người ta cho rằng, Phật giáo Mật Tông xuất hiện từ Đại Thừa ở Ấn Độ, có lẽ trong thế kỷ thứ 6-7. Nó nhanh chóng lan rộng ra khỏi Ấn Độ và được thành lập ở nhiều nơi trên thế giới như: Nepal, Bhutan và Mông Cổ, nhưng đặc biệt nhất là ở Tây Tạng, nơi nó trở thành hình thức chính của Phật giáo. Thật vậy, Kim Cương Thừa thường được gọi là “Phật giáo Tây Tạng”.

    Mặc dù nó xuất hiện như là một phản ứng đối với chủ nghĩa triết học của Phật giáo Ấn Độ, và có thể đã được dự định trở lại với giáo pháp và thực hành ban đầu của Đức Phật, Phật giáo Mật tông nhanh chóng phát triển thành một hệ thống triết học và lễ nghi phức tạp.

    Kim Cương Thừa cũng đôi khi được gọi là “Phật giáo Mật Tông”, một sự mở rộng bí truyền của tư duy và thực hành Phật giáo, nó tự coi mình như một con đường nhanh chóng và hiệu quả nhất để giác ngộ. Cũng giống như Phật giáo Đại Thừa, Kim Cương Thừa nhấn mạnh vai trò của Bồ Tát, nhưng truyền thống có xu hướng thiên vị các vị thần hung dữ và mở rộng đáng kể hệ thống các vị Bồ Tát.

    Nghi lễ thường sử dụng các thần chú mật tông (công thức bí truyền), Mạn-đà-la (sơ đồ và các bức tranh được sử dụng trong thực tiễn ảo hoá) và một loạt các nghi lễ khác. Sự nhấn mạnh lớn được đặt trên vai trò của các vị Đạo sư trong Kim Cương Thừa.

    Đó là những người đã làm chủ được truyền thống triết học và lễ nghi. “Guru” hay “Lama” là tên gọi những bậc thầy vĩ đại của Phật giáo Mật tông, những người phục vụ cho chính trị và lãnh đạo tôn giáo (Đức Đạt Lai Lạt Ma là người được biết đến nhiều nhất của Tây Tạng).

    Giáo lý cốt lỗi của Phật giáo Mật tông

    Về mặt triết học, Kim Cương Thừa thể hiện những ý tưởng của cả hai trường phái Yogachara, nhấn mạnh đến sự tập trung của tâm trí, và triết lý Madhyamika, làm suy yếu bất cứ nỗ lực nào để đặt ra một nguyên tắc tương đối như là cuối cùng. Phật giáo Kim Cương Thừa cố gắng lấy lại kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Phật giáo Mật tông thể hiện cả thực hành giảng dạy và thiền định của các nhà sư Phật giáo Nguyên Thuỷ, cũng như việc giảng dạy về Tánh không của tất cả những điều có tính chất khác biệt với triết học Đại Thừa.

    Từ “tantra” được sử dụng trong nhiều truyền thống tâm linh Châu Á để chỉ nhiều thứ khác nhau. Rất rộng rãi, nó đề cập đến việc sử dụng các hành động nghi thức hay bí quyết để truyền năng lực tâm linh. Đặc biệt, theo nhiều cách khác nhau, tantra sử dụng dục vọng và ham muốn như một phương tiện để thực hành tâm linh.

    Trong Phật giáo, tantra thường là một phương tiện để giác ngộ thông qua nhận dạng với các vị thần tantric. Các vị thần là nguyên mẫu của sự giác ngộ và cũng là bản chất cơ bản của người hành giả. Thông qua hành thiền, ảo giác, nghi thức, và các phương tiện khác, người hành giả Kim Cương Thừa nhận ra và kinh nghiệm bản thân mình như là một chứng ngộ – thức tỉnh.

    Để thực hiện công việc này, một hành giả phải nắm vững một loạt giảng dạy và thực hành ngày càng bí ẩn, thường là trong một khoảng thời gian. Sự hướng dẫn của một đạo sư là điều thiết yếu.

    Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa nổi tiếng với các nghi lễ bí truyền.
    Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa nổi tiếng với các nghi lễ bí truyền.

    Tính chất bí truyền của Phật giáo Tây Tạng được xem là cần thiết, bởi vì những lời dạy của từng cấp chỉ có thể hiểu được bởi một người đã làm chủ được cấp độ trước đó.

    Một người bước vào tantra thượng đẳng mà không chuẩn bị sẽ không chỉ không hiểu được nó, mà người đó cũng có thể xuyên tạc nó cho người khác. Bí mật là để bảo vệ cả học viên lẫn giáo lý Phật giáo Mật Tông.

    Ba thuật ngữ đặc trưng cho việc thực hành Kim Cương Thừa, mỗi trong số đó có những ý nghĩa nghi lễ công khai, các ý nghĩa tâm lý bên trong và các ý nghĩa siêu việt bí mật:

    1. Mantra: Một âm tiết hoặc cụm từ để tụng niệm hay thiền định, chứa trong đó sức mạnh thiêng liêng và năng lượng vũ trụ của một vị Phật hay Bồ Tát . Các thần chú dùng để “bảo vệ tâm trí” từ trạng thái tinh thần tiêu cực bằng cách gọi những nguồn năng lượng của các chư Phật hay Bồ Tát vào trong chính mình.
    2. Mandala: Một vòng tròn hoặc một sơ đồ vũ trụ tượng trưng cho nhiều lĩnh vực khác nhau của chư Phật và Bồ Tát, các năng lượng vũ trụ trong hai hoặc ba chiều.
    3. Mudra: Một biểu tượng hay cử chỉ nghi lễ, được tạo bởi vị trí của bàn tay hoặc cơ thể, biểu thị những phẩm chất và sự có mặt của nhiều vị Phật và Bồ Tát trong các nghi lễ Kim Cương Thừa.

    Kể từ cuộc đàn áp Tây Tạng vào năm 1959, hơn 100.000 Phật tử Mật tông đã trở thành những người tị nạn ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso là người đứng đầu một trong bốn dòng truyền thừa của các nhà sư Tây Tạng và lãnh đạo chính phủ Tây Tạng lưu vong ở miền bắc Ấn Độ.

    Các nhà sư Tây Tạng khác, được gọi là lamas , tulkus , hoặc rinpoches , định cư ở Hoa Kỳ trong những năm 1960 và 70, nơi họ thu hút một phần lớn người Mỹ gốc Châu Âu. Chỉ trong những năm 1990 đã có một số lượng đáng kể Phật tử Tây Tạng đến Hoa Kỳ. Kết quả, Hoa Kỳ giờ đây là nơi mà truyền thống Mật tông phát triển.

    Hoa Sen Phật – Ảnh vajrayana.com.au

    Xem thêm

    1. Tìm hiểu Mandala của Phật giáo Mật tông Tây Tạng
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn WhatsApp

    Bài viết cùng chuyên mục:

    Kiến Thức

    Tam Thánh Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

    16/10/2022
    Kiến Thức

    Tìm hiểu Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo

    19/10/2021
    Kiến Thức

    Đạt Ma Sư Tổ là ai? Người sáng lập Thiền tông Trung Hoa

    17/09/2021
    Kiến Thức

    Ý nghĩa của cúng dường trong Phật giáo

    11/09/2021
    Kiến Thức

    Tam Thế Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ phượng

    11/09/2021
    Kiến Thức

    Cõi tịnh độ là gì? Tìm hiểu Phật giáo Tịnh độ tông

    06/09/2021
    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    50 trích dẫn ý nghĩa trong cuốn tiểu thuyết Nhà Giả Kim

    01/04/2019

    Ý nghĩa của lòng từ bi trong Phật giáo

    24/07/2018

    Thần thông trong Phật giáo là gì?

    14/03/2019

    Phật A Di Đà là ai? Cõi Tây phương cực lạc như thế nào?

    30/07/2017

    Âm Thanh Dưới Địa Ngục Ghê Rợn Được Ghi Lại Vào Năm 1989

    15/12/2017

    Những câu nói truyền cảm hứng của người thành công

    30/08/2018

    Đảnh lễ và trì chú có còn phù hợp với đạo Phật thế kỷ 21 không?

    28/07/2019

    Bồ tát Kim Cương Thủ – Bồ tát tượng trưng cho sức mạnh trong Phật giáo

    26/06/2017
    Liên Hệ
    - Địa chỉ: 3/87 Quốc lộ 22, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
    - SĐT: 0765537923
    - Email: thanhduong11999@gmail.com
    Website HoaSenPhat.com tiếng Anh: LotusBuddhas.com DMCA.com Protection Status
    Kết Nối Với Chúng Tôi
    • Facebook
    • Pinterest
    • YouTube
    © 2022 Hoa Sen Phật - Bản quyền thuộc về Hoa Sen Phật. Ghi rõ nguồn của HoaSenPhat.com khi bạn phân phối lại thông tin từ trang web này.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.