Sau khi ly hôn, vợ chồng không thống nhất được việc nuôi dưỡng con cái thì có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa án phân xử. Vậy, làm cách nào để hòa giải quyền nuôi con sau khi ly hôn, cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Hòa giải quyền nuôi con sau ly hôn là gì?
Hòa giải quyền nuôi con sau ly hôn hay child custody mediation chính là việc phân xử xem ba hoặc mẹ ai có đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con trẻ lớn lên tốt hơn. Bởi, bất kỳ cha mẹ nào cũng muốn được trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy con cái của mình. Luôn muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con, muốn con được phát triển trong điều kiện tốt nhất. Do vậy, việc giành quyền được nuôi con sau ly hôn cực kỳ quan trọng đối với các cặp vợ chồng hiện nay.
Khi ly hôn, cả vợ và chồng đều có yêu cầu được nuôi dưỡng con thì tòa án sẽ đứng ra giải quyết quyền tranh chấp giành quyền nuôi con của hai vợ chồng. Ngoài ra, tòa án cũng sẽ xem xét vào nhiều yếu tố khác nhau của các bên cung cấp nhằm đưa ra quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con nhung. Như vậy, hòa giải quyền nuôi con sau ly hôn hay giành quyền nuôi con là yêu cầu của một hoặc hai bên khi tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương. Việc này làm phát sinh quan hệ tranh chấp quyền nuôi con khi thực hiện các thủ tục ly hôn tại tòa án.
Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn
Theo quy định, cha hoặc mẹ sau khi đã ly hôn muốn giành quyền nuôi con cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi ly hôn đối với con.
- Trong trường hợp không thể thỏa thuận, cần phải chứng minh bản thân có đủ điều kiện để có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con bao gồm điều kiện vật chất gồm ăn, ở, điều kiện giáo dục,.. Điều kiện tinh thần như thời gian chăm sóc, giáo dục con cái, các nguồn tài chính cũng như phương pháp nuôi dạy con sau ly hôn.
Lưu ý, trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng và con từ 7 tuổi trở lên có nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình.
Ai có quyền nuôi con sau ly hôn?
Cha hay mẹ đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu giành quyền nuôi con sau ly hôn. Việc xác định ai có quyền nuôi con còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà các bên cung cấp, một trong số đó có liên quan đến độ tuổi của bé:
- Con dưới 36 tháng tuổi: Đa phần, mọi người đều cho rằng, quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ thuộc về người mẹ và người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện chăm con như mất khả năng nhận thức, mắc bệnh tâm thần, đánh đập con cái, tư cách sống không tốt,… hoặc nếu vợ chồng có những thỏa thuận khác với nhau.
- Con từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi: Trong trường hợp hai vợ chồng không thể thỏa thuận quyền nuôi con sau ly hôn, tòa án sẽ quyết định ai là người được quyền nuôi con dựa vào khả năng tài chính, điều kiện nuôi con, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, yếu tố lỗi trong việc dẫn đến ly hôn.
- Con có độ tuổi từ 7 tuổi trở lên: Trường hợp này cần phải xem xét ý kiến, nguyện vọng của con muốn ở với cha hay mẹ bởi ở độ tuổi này con đã có đủ nhận thức về khả năng cân nhắc xem ở với cha hay mẹ. Tuy nhiên tòa vẫn cần cân nhắc các yếu tố, điều kiện nuôi con của bố mẹ nhằm đảm bảo con được nuôi dưỡng, phát triển trong môi trường tốt nhất.
Nếu bạn đang gặp bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục tranh chấp quyền nuôi con, các vấn đề liên quan đến hòa giải nuôi con sau ly hôn có thể để lại lời nhắn dưới phần bình luận để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm tại letran@familylawyers.vn tư vấn chi tiết nhất.