Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Facebook Pinterest YouTube
    • GIỚI THIỆU
    • BẢN QUYỀN
    • LIÊN HỆ
    Facebook Pinterest YouTube
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    • Trang Chủ
    • Hình Phật Đẹp
    • Kiến Thức
    • Thần Chú
    • Kiến Thức Tổng Hợp
      • Phong Thủy
      • Tâm Linh
      • Khoa Học
      • Tâm Lý Học
      • Góc Suy Ngẫm
      • Ẩm Thực Chay
      • Triết Học
    • Hỏi Đáp
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Home»Hỏi Đáp»Buông xả trong thiền định nghĩa là gì?
    Hỏi Đáp

    Buông xả trong thiền định nghĩa là gì?

    huutri94By huutri9413/04/2019Updated:18/02/20225 Mins Read
    buông xả trong thiền định nghĩa là gì

    Hỏi: Trong thiền định, cuối cùng các chi thiền đều phải bỏ dần để trở về trạng thái xả, vậy sao ngay từ đầu không ngồi buông xả rỗng lặng mà lại cố đạt được rồi mới bỏ đi? Hay là Đức Phật dạy các chi thiền này để giúp các vị đang kẹt thiền định biết buông xả dần, thay vì kẹt vào sở đắc hỷ lạc?

    Đáp: Câu hỏi rất đúng. Ví dụ sau đây có thể thuyết minh điều đó: Hàng ngày cứ xả rác bừa bãi đầy nhà, sau đó đến giờ quy định mới ra sức quét dọn, nếu không xả rác thì đâu cần định giờ quét dọn làm gì, phải không?

    Cũng vậy hàng ngày sống buông lung thất niệm, cứ xả không biết bao nhiêu là tham sân si… rồi tối đến ngồi cố tập trung thiền định, thì còn tệ hơn cả việc quét rác vì chỉ là lùa rác vào chỗ khuất tất không ai thấy thôi. Nên thiền định được ví như lấy đá đè cỏ, dồn nén các rác phiền não vào vô thức, chưa phải thật sự quét dọn cho sạch.

    Nếu hàng ngày thường thận trọng, chú tâm, quan sát thực tại thân-tâm-cảnh trong mọi sinh hoạt để thấy biết rõ ràng minh bạch, thì đã không xả tham sân si bừa bãi, nên tâm luôn an tịnh trong giới định tuệ rồi đâu cần phải chờ đến tối rồi mới ngồi chú tâm thiền định để dồn nén phiền não vào vô thức thành tập khí.

    Mọi khoảnh khắc trong đời sống đều trọn vẹn tỉnh thức, thì khi ngồi lại tâm liền an tịnh, không cần cố gắng tập trung tâm vẫn định dễ dàng.

    Ví dụ đứa trẻ đi học, khi thầy giảng bài thì lơ đểnh không nghe. Khi học bài thì tâm phân tán, không chuyên chú, nên học bài không thuộc. Còn khi làm bài tập thì ham chơi, làm được nữa chừng rồi bỏ dở.

    Do vậy, dù ngồi đâu em cũng không thể yên tâm vì lo lắng chưa thuộc bài, chưa làm bài xong. Đó là lo vì quá khứ. Rồi sợ ngày mai đi học thầy kiểm tra sẽ bị phạt.

    Đó là lo vì tương lai. Bây giờ dù em có ngồi cố định tâm để quên đi nỗi sợ thì cũng không giải quyết được vấn đề. Tu tập cũng vậy, nếu chánh niệm tỉnh giác trong từng khoảnh khắc hiện tại thì đâu cần phải cố thiền định để rồi chỉ trầm không trệ tịch mà cũng không thể giải quyết được vấn đề sinh tử.

    Cố thiền định để dồn nén phiền não hay để được an lạc tạm thời trong các chi thiền chỉ là định hữu vi hữu ngã trong Tam giới, giống em học sinh cố ngồi định tâm để quên nỗi sợ hãi, đó không phải là chánh định vô vi vô ngã mà đức Phật dạy trong Bát Chánh Đạo.

    Định hữu vi hữu ngã trong sắc giới và vô sắc giới là định do nỗ lực tập trung để an trú tâm trên một đối tượng hữu sắc hoặc vô sắc nhất định. Trong khi chánh định là xả ly, ly tham, đoạn diệt các dục và bất thiện pháp nên tâm vô vi vô ngã an tịnh tự nhiên trên mọi đối tượng, hoặc không cần đối tượng nào.

    Ví dụ như ly nước đang sóng sánh chao động. Định hữu vi hữu ngã giống như cố nắm ly nước cho vững để giữ yên (tầm tứ hỷ lạc), không cho nước chao động (định xả).

    Còn định vô vi vô ngã giống như ngay từ đầu để ly nước xuống (buông xả – không vô tướng, vô tác, vô cầu), thì nước sẽ tự yên nhanh nhất (định) mà không cần nỗ lực tập trung gì cả.

    Vậy tại sao không định xả ngay từ lúc đầu mà phải cố tập trung tầm tứ để đắc sơ thiền, rồi phải bỏ tầm tứ để được nhị thiền, và bỏ hỷ để được lạc trong tam thiền, cuối cùng lại bỏ lạc để đạt định xả trong tứ thiền làm gì?

    Chỉ trong trường hợp những người tâm quá động, quá lo lắng sợ hãi, quá tham lam sân hận – tức xả rác quá nhiều – thì mới phải nỗ lực tập trung để vượt qua các giai đoạn như thế, nhưng dù trấn áp được phiền não thì cũng chỉ đạt được định trong sắc, vô sắc giới mà thôi.

    Còn người hàng ngày thường tinh tấn chánh niệm tỉnh giác trên mọi đối tượng đến đi trong đời sống – tức không xả rác – thì chỉ cần thân tâm buông thư là định tự đến. Đó mới là định giác ngộ giải thoát trong Bát Chánh Đạo.

    HT. Viên Minh – coinguonhanhphuc.blogspot.com

    Xem thêm

    1. Ý nghĩa của chánh niệm trong Phật giáo
    2. Các cấp độ của định trong thiền
    3. Những chướng ngại trong thực hành thiền
    4. Chánh Định Trong Phật Giáo
    5. 15 lợi ích của thiền đối với sức khỏe
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn WhatsApp

    Bài viết cùng chuyên mục:

    Hỏi Đáp

    Làm thế nào để người khác hết ghét mình?

    29/07/2019
    Hỏi Đáp

    Phật tử nên niệm nam mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

    28/07/2019
    Hỏi Đáp

    Đảnh lễ và trì chú có còn phù hợp với đạo Phật thế kỷ 21 không?

    28/07/2019
    Hỏi Đáp

    Niệm Phật có hết bệnh được không?

    25/07/2019
    Hỏi Đáp

    Phật tánh có phải là ngã không?

    20/06/2019
    Hỏi Đáp

    Ý nghĩa của lễ tắm Phật là gì?

    13/05/2019
    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    Tứ phủ là gì? Các vị thánh trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ

    09/08/2019

    4 nguyên tắc thành công trong cuộc sống đã được chứng minh

    12/08/2021

    Tại sao thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo?

    09/09/2021

    Làm thế nào để người khác hết ghét mình?

    29/07/2019

    Lễ hằng thuận là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều cần lưu ý

    06/08/2019

    Ý nghĩa ngày cúng đưa ông Táo về trời

    17/08/2021

    Cách áp dụng phong thủy trong kinh doanh

    12/05/2018

    Ý nghĩa và lợi ích của tụng kinh trong Phật giáo

    13/08/2021
    Liên Hệ
    - Địa chỉ: 415 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Tân Bình, TP.HCM.
    - Email: topkinhdoanhvietnam@gmail.com
    DMCA.com Protection Status
    Kết Nối Với Chúng Tôi
    • Facebook
    • Pinterest
    • YouTube
    © 2023 Hoa Sen Phật - Bản quyền thuộc về Hoa Sen Phật. Ghi rõ nguồn của HoaSenPhat.com khi bạn phân phối lại thông tin từ trang web này.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.