Close Menu
Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Facebook Pinterest YouTube
    • GIỚI THIỆU
    • BẢN QUYỀN
    • LIÊN HỆ
    Facebook Pinterest YouTube
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    • Trang Chủ
    • 99+ Hình Phật Đẹp
    • Kiến Thức
    • Thần Chú
    • Kiến Thức Tổng Hợp
      • Phong Thủy
      • Tâm Linh
      • Khoa Học
      • Tâm Lý Học
      • Góc Suy Ngẫm
      • Ẩm Thực Chay
      • Triết Học
    • Hỏi Đáp
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Home»Kiến Thức Tổng Hợp»Góc Suy Ngẫm»Bản chất của thực tại chỉ là ảo tưởng của tâm trí?
    Góc Suy Ngẫm

    Bản chất của thực tại chỉ là ảo tưởng của tâm trí?

    Hoa Sen PhậtBy Hoa Sen Phật25/02/2018Updated:21/03/202111 Mins Read

    Con người rất thích “gắn nhãn” lên các sự vật-hiện tượng mà mình quan sát, trải nghiệm để rồi phát sinh ngộ nhận về bản chất của các sự vật-hiện tượng đó.

    Trong triết học, thực tại là từ dùng để chỉ trạng thái sự vật như chúng thật sự tồn tại, chứ không phải tưởng là, nghĩ là hay phải là. Theo định nghĩa rộng hơn, thực tại bao gồm mọi thứ đã và đang hiện hữu, bất kể chúng ta có thể quan sát hoặc cảm nhận được chúng hay không.

    Ngoài những thứ mà chúng ta thường nhận thức sai lầm về bản chất, thì có một vài thứ mà bản chất của chúng rõ như ánh nắng mặt trời. Đó là bản chất của lửa, nóng và gây đau đớn nếu ai tiếp xúc với nó. Nhưng ngay cả sự thật khách quan này cũng vấp phải bằng chứng phản biện.

    Nội dung bài viết

    • Bản chất của thực tại
    • Sự giao thoa giữa chủ quan và khách quan
    • Chúng ta được lập trình để tồn tại
    • Loại bỏ ảo tưởng để tự do
      • Related posts:

    Bản chất của thực tại

    Ngày 11 tháng 6 năm 1963, một tu sĩ Phật giáo có pháp danh là Thích Quảng Đức đã từ từ đốt cháy chính mình cho đến chết. Hành động tự thiêu của ông là một hình thức phản đối những áp bức của chính quyền miền Nam Việt Nam đối với Phật giáo thời bấy giờ.

    Những gì đã xảy ra vào ngày hôm đó đã gây sốc cho tất cả mọi người, một ngày trước khi sự việc diễn ra, đã có những lời to nhỏ rằng một điều gì đó sẽ xảy ra bên ngoài Đại sứ quán Campuchia ở Sài Gòn. Tuy nhiên, hầu hết các phóng viên đều ngó lơ lời cảnh báo này.

    Một trong những người đã không bỏ qua sự kiện kinh ngạc đó là David Halberstam, một nhà báo của tờ New York Times, người đã theo dõi từ đầu tới cuối.

    Ông kể lại:

    “Tôi đã khóc vì quá sốc, quá rối trí để ghi hay hỏi bất cứ câu nào, tôi không thể suy nghĩ được gì trong khoảnh khắc đó. Khi ông ấy tự thiêu, ông ấy chẳng hề cử động, chẳng phát ra một tiếng kêu la nào, sự bình tĩnh của ông ấy trái ngược hoàn toàn so với những gì diễn xung quanh, nhiều người than khóc khi thấy cảnh tượng đó.”

    Hình ảnh Thích Quảng Đức trong đống lửa rực cháy là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại. Nó đã thu hút sự chú ý của cả thế giới vào thời điểm đó, và trong những tháng sau, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo của chính quyền miền Nam đã bị lật đổ.

    Tuy nhiên, điều thu hút tôi không phải là tính chính trị của hành động này. Mặc dù có rất nhiều câu hỏi quan trọng để hỏi và trả lời về sự kiện đó.

    Cái tôi quan tâm là Thích Quảng Đức đã làm điều đó như thế nào? Quy luật tự nhiên nào có thể giải thích cho sự bình tĩnh của ông ấy khi cơ thể đang chết dần trong ngọn lửa? Bản chất của lửa là nóng và ai tiếp xúc với nó sẽ gây đau đớn tột cùng, nhưng đối với Thích Quảng Đức dường như có gì đó sai trái!

    Sự giao thoa giữa chủ quan và khách quan

    Lý giải đầu tiên cho hành động này mang tính khoa học. Khi nhiệt độ cực đại tương tác với cơ thể, nó sẽ phá huỷ cơ thể con người một cách nhanh chóng. Điều này có nghĩa là các dây thần kinh chịu trách nhiệm gửi thông tin cảm giác đến não xử lý bị tổn thương nghiêm trọng trước khi chúng kịp phản ứng.

    Tuy nhiên, lý giải này không thỏa đáng vì trên thực tế là ngay cả trong vài giây đầu khi Thích Quảng Đức tự thiêu, lửa không đủ mạnh để triệt tiêu ngay lập tức các hệ thống thần kinh nhưng ông ấy vẫn không phản ứng gì.

    Nhà tâm lý học Robert Wright đưa ra một lời giải thích hơi khác trong cuốn sách của mình “Tại sao Đạo Phật lại đúng”: Khoa học và Triết học của Thiền định và Giác ngộ.

    Chúng ta thường nghĩ về những sự vật-hiện tượng mà chúng ta quan sát là khách quan, là một cái gì đó nằm ngoài sự chi phối của bộ não con người. Nhưng thực tế chỉ là sản phẩm của yếu tố khách quan và chủ quan giao thoa nhau mà thôi. Tất cả những gì mà bạn gọi là “thực tế” chỉ là một đánh giá chồng chéo khách quan và chủ quan thông qua trạng thái hiện tại của tâm.

    Mỗi ngày đi làm về, con chó thân yêu quấn quýt dưới chân bạn và bạn rất vui vì điều đó. Một buổi chiều nọ, bạn trở về nhà và chú chó thân yêu lại quấn quýt dưới chân bạn. Nhưng trong một tâm trạng mệt mõi vì áp lực công việc, vì vừa cãi nhau với người yêu, bạn tức giận đá con chó sang một bên vì nó làm phiền bạn. Tại sao chúng ta lại cảm nhận khác nhau với cùng một hành động?

    Tại sao bài nhạc này tuyệt vời đối với người này nhưng lại vô cùng nhàm chán so với người khác? Tại sao hôm qua nghe bài nhạc này dở ẹt nhưng hôm nay lại khác? Vậy sự thật là bản nhạc đó tuyệt vời hay nhàm chán!

    Sự phán xét của chúng ta đối với các sự vật-hiện tượng mà chúng ta quan sát bị chi phối bởi cảm xúc, “thực tại” dựa trên phản ứng chủ quan của chúng ta đối với đối tượng. Điều này cũng thay đổi theo thời gian.

    Theo Wright, thiền giúp con người có khả năng giảm dần các cảm giác phát sinh khi tiếp xúc với các tác động bên ngoài.

    Đối với một người như Thích Quảng Đức, sự liên quan giữa đau đớn thể xác khi tiếp xúc với lửa và phản ứng chủ quan của ông đối với nó dường như đã yếu đi rất nhiều. Có thể, ông ấy cũng cảm thấy đau giống đa số chúng ta nhưng ông ấy đã không phản ứng gay gắt với nó, ông không trốn tránh hay chống lại nó mà chỉ quan sát bằng một chánh niệm vô cùng mạnh mẽ.

    Giống như một đám mây trên bầu trời, người hành thiền quan sát nó với thái độ thận trọng mà không cuốn vào hay phán xét, chỉ là quan sát nó xuất hiện, đi qua và biến mất. Cho dù bầu trời xanh tuyệt đẹp hay đen u ám thì họ cũng quan sát với cùng một thái độ trung lập.

    Nếu điều này hơi trừu tượng, chúng ta hãy nhìn nó từ một góc độ khác.

    thiền định giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về bản chất của thực tại

    Chúng ta được lập trình để tồn tại

    Một trong những điều mà tất cả chúng ta phải chấp nhận là định nghĩa chung của sự thật. Chúng ta kết hợp sự thật với mối quan hệ nhân quả hằng ngày mà chúng ta quan sát thấy trong cuộc sống. Theo một nghĩa nào đó, nhiều trong số đó là sự thật. Không lặn sâu vào triết học, có điều gì đó như một “sự thật theo ngữ cảnh”.

    Nếu bạn thấy một kẻ giật dây chuyền của người đi đường rồi bỏ chạy, sau đó, anh ta bị bắt và đưa vào nhà tù, thì đó là sự thật, anh ta là một kẻ xấu. Nhưng nếu kẻ giật dây chuyền đó là người thân của chúng ta, thì chúng ta sẽ không đánh giá ngay anh ấy là kẻ xấu mà sẽ tìm những góc khuất đằng sau hành động đó để biện minh.

    Khi chúng ta muốn biết một vấn đề nào đó thật sự là gì, ngoài những ngữ cảnh cụ thể bị hạn chế bởi ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng để tương tác với nhau, thì rõ ràng là chúng ta không thể nhìn thấy rõ bản chất thật của thế giới thực sự là gì, đó là lý do tại sao có sự chồng chéo khách quan và chủ quan.

    Con người không được “lập trình” để nhận thấy rõ bản chất thật của mọi thứ. Chúng ta được lập trình để tồn tại. Có nhiều mùi xung quanh chúng ta không thể ngửi thấy, có những thứ tồn tại nhưng nằm ngoài bước sóng mà đôi mắt chúng ta vận hành, và có những âm thanh được nghe nhưng chúng ta sẽ không bao giờ nghe thấy.

    Lý do là những điều này không bắt buộc phải được truyền qua gen của chúng ta. Chúng ta vẫn có thể sống tốt trên hành tinh này mà không cần đôi mắt tinh tường của đại bàng, không cần khứu giác nhạy bén như chó…

    Tất cả những gì mà chúng ta coi là sự thật, thực chất chỉ là ảo tưởng do tâm tạo ra. Có thể có một thành phần khách quan đối với những gì chúng ta cảm nhận, nhưng phần lớn tính khách quan đó là có giới hạn. Hơn nữa, rất nhiều thứ bị che khuất bởi những nhận thức chủ quan.

    Đa số chúng ta chỉ thấy những gì mình muốn thấy hoặc chúng ta chỉ thấy những gì mà người khác muốn chúng ta thấy. Để đánh giá chính xác tương đối một vấn đề, chúng ta phải đặt “cái tôi” qua một bên và hướng tầm nhìn cao hơn để có thể thấy toàn cảnh.

    Nếu chúng ta chỉ đánh giá miếng mồi dưới góc nhìn của con cá thì chúng ta cứ nghĩ đó là món ăn thú vị và sẵn sàng đớp lấy. Nhưng nếu chúng ta có thêm góc nhìn của con cò thì chúng ta sẽ biết miếng mồi này có gì đó sai trái, một cái móc câu ẩn sau miếng mồi ngon.

    Mỗi người trong chúng ta đều được hình thành bởi những lần tương tác với ngoại cảnh, và đó là lý do tại sao cái mà bạn thấy đau đớn lại không gây ra phản ứng tương tự đối với những người như thầy Thích Quảng Đức. Bản chất của thực tại thường bị chi phối bởi tâm.

    Loại bỏ ảo tưởng để tự do

    Mọi thứ chúng ta trải nghiệm đều là sản phẩm của sự kết hợp giữa đối tượng và ý thức. Hiểu rõ điều này có thể giúp chúng ta giảm bớt đau khổ.

    Các tác động mà thực tế bên ngoài áp đặt lên chúng ta nhận được năng lượng nhờ phản ứng của chúng ta với tác động đó. Chúng ta nghĩ về nó như là được làm từ bất kỳ loại hiệu ứng sinh học tạo ra trong cơ thể của mình. Hãy cân nhắc trong một phút.

    Bạn cảm thấy khó chịu khi những người đi đường bấm còi inh ỏi và bạn phản ứng lại những người đó, một cuộc tranh cãi gây gắt diễn ra. Nhưng trong một buổi chiều đẹp trời được sếp tăng lương, cũng là những tiếng còi xe inh ỏi đó những dường như nó không ảnh hưởng gì đến bạn.

    Lời khuyên của Albert Camus:

    “Cách duy nhất để đối phó với một thế giới không tự do là trở nên hoàn toàn tự do đến nỗi sự tồn tại của bạn như một hành động của sự bạo loạn.”

    Điều này có nghĩa là bạn tồn tại như một quân cờ domino vẫn bình thản đứng mặc dù những quân cờ trước đã ngã. Thế giới muốn bạn hỗn loạn để vận hành theo quy luật của nó, nhưng bạn tự do và khác biệt, bình thản trước những điều như ý và bất như ý.

    Những trở ngại xuất hiện trong cuộc đời không phải để đánh bại bạn, mà là để bạn vượt qua. Bạn có thể thay đổi bản thân để từ chối những tác động tiêu cực của ngoại cảnh bằng cách hòa hợp với nó thông qua một nhận thức tích cực. Khi làm như vậy, bạn có thể kiểm soát thế giới theo ý của riêng bạn.

    Thực tại chỉ là sản phẩm tưởng tượng của tâm trí, mọi thứ đều trống rỗng về bản chất, không có gì cố định vĩnh viễn, mọi thứ tồn tại nhờ sự tương tác lẫn nhau. Bạn không phải là hoàn cảnh hiện tại của bạn, giống như bạn không phải là quá khứ của bạn. Sông Hằng chảy liên tục, nó không giống như nó trước đây trong từng khoảnh khắc. Phiền não gây ra đau khổ không có thật, chúng chỉ trở thành sự thật khi chúng ta cho phép.

    Hoa Sen Phật – Theo upliftconnect.com

    Related posts:

    1. 101+ Lời Phật dạy về cuộc sống rất ý nghĩa
    2. Bài học về lòng vị tha của đức Phật
    3. Cách xử lý các mối quan hệ bất hòa trong xã hội
    4. Vạn Sự Tùy Duyên là gì? Nghệ thuật sống an nhiên giữa dòng đời
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn WhatsApp

    Bài viết cùng chuyên mục:

    Góc Suy Ngẫm

    101+ Lời Phật dạy về cuộc sống rất ý nghĩa

    03/12/2024
    Góc Suy Ngẫm

    Những câu chuyện ngắn ý nghĩa trong cuộc sống

    03/12/2024
    Góc Suy Ngẫm

    Vạn Sự Tùy Duyên là gì? Nghệ thuật sống an nhiên giữa dòng đời

    27/11/2024
    Góc Suy Ngẫm

    15+ Những Câu Hỏi Về Phật Giáo Rất Ý Nghĩa

    23/11/2024
    Góc Suy Ngẫm

    So sánh Phật giáo và Thiên chúa giáo: Giống và Khác nhau như thế nào?

    08/11/2024
    Góc Suy Ngẫm

    Nên ăn chay hay ăn mặn? Ý nghĩa của ăn chay trong Phật giáo

    05/03/2023
    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    Thiên Môn Bổ Phổi Premium có tốt không? Uống bao lâu thì dừng?

    06/02/2025

    [Giải mã] Ý nghĩa của các con số từ 0 tới 9 trong phong thủy

    13/12/2024

    25+ Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên bạn nên biết

    03/12/2024

    Thần chú Tara Xanh Lục Độ Phật Mẫu – Om Tara Tuttare Ture Soha

    03/12/2024

    Kinh A Di Đà: Cách đọc, tụng kinh A Di Đà tại nhà linh nghiệm nhất

    03/12/2024

    101+ Lời Phật dạy về cuộc sống rất ý nghĩa

    03/12/2024

    Những câu chuyện ngắn ý nghĩa trong cuộc sống

    03/12/2024

    Cái gì nhỏ nhất trong Vũ trụ? Hạt nào nhỏ nhất Thế giới

    03/12/2024
    Liên Hệ
    - Địa chỉ: 415 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Tân Bình, TP.HCM.
    DMCA.com Protection Status
    Kết Nối Với Chúng Tôi
    • Facebook
    • Pinterest
    • YouTube
    © 2025 Hoa Sen Phật - Bản quyền thuộc về Hoa Sen Phật. Ghi rõ nguồn của HoaSenPhat.com khi bạn phân phối lại thông tin từ trang web này. Giải Trí
    XSTD
    https://hoasenphat.com/giai-tri/mo-ca-chep-danh-gi.html

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.