Đạo đức kinh có thể là một quyển sách còn xa lạ đối với nhiều người, nhưng với những người theo đạo thì đây là cuốn sách răn dạy cực kì quen thuộc và đầy tính nhân văn. Hai nghìn sáu trăm năm sau khi nó được sáng tác, chúng ta cần những bài học về nhận thức bản thân của Đạo đức kinh hơn bao giờ hết.
Nội dung bài viết
Nguồn gốc của Đạo đức kinh
Nhiều sử gia cho rằng, Đạo đức kinh (Tao Te Ching) được viết vào khoảng năm 600 trước Công nguyên bởi một người tên là Lão Tử (Lao Tzu), sống ở Trung Quốc.
Đạo đức kinh được dịch là “con đường chính trực”. Trong 81 chương, nó đưa ra một luận thuyết về cách sống trong thế giới với lòng tốt và sự chính trực: một loại trí tuệ quan trọng trong một thế giới mà nhiều người tin rằng điều đó là không thể.
Thông qua những thông điệp nhân văn mà Đạo đức kinh nhắn gửi, một tôn giáo đã ra đời và lấy cuốn sách này làm nền tảng đó là Đạo giáo hay Lão giáo. Đương nhiên người sáng lập ra tôn giáo này chính là người viết Đạo đức kinh, Lão Tử.
Đạo giáo là một truyền thống triết học và niềm tin tôn giáo cổ xưa đã ăn sâu vào phong tục và thế giới quan của người Trung Quốc. Đạo giáo thường được dịch là “Con đường chính trực”. Nhưng thật khó để nói chính xác điều này có nghĩa là gì. Đạo là nguyên lý sáng tạo tối thượng của vũ trụ. Vạn vật hợp nhất và kết nối trong Đạo.
Từ những gì Hoa Sen Phật thu thập được, Đạo giáo là một tập hợp các niềm tin tâm linh liên quan đến cách một người nên sống cuộc sống của họ. Nó có vẻ liên quan chặt chẽ đến triết học Zen.
Có nhiều nghi ngờ rằng Lão Tử là một nhân vật thần thoại và Đạo đức kinh có khả năng là một biên soạn của nhiều tác giả từ thời điểm thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Trong Sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử vì chán chường triều đình nên quyết cưỡi trâu tìm nơi ở ẩn. Thế nhưng bạn ông tức Doãn Hỷ lúc đó đang làm quan tại ải Hàm Cốc đã có lời rằng: “Nếu ngài quyết định đi ẩn cư xin hãy vì tôi mà để lại những hiểu biết của ngài!”. Nghe lời thỉnh cầu, Lão Tử đã ở lại Hàm Cốc quan và viết ra bộ “Đạo đức kinh”. Còn căn dặn rằng Doãn Hỷ cứ theo đó mà tu thì sẽ đắc đạo. Chính vì lẽ này “Đạo đức kinh” còn có một tên khác là “Sách của Lão Tử”.
Bất chấp những nghi ngờ về tính xác thực, có một số giả thuyết về cuộc đời huyền thoại của Lão Tử. Người ta cho rằng Lão Tử là bạn và là đồng môn của nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, Khổng Tử.
Bạn có thể biết đến Khổng Tử qua những câu nói hay về cuộc sống như: “Cuộc sống thực sự đơn giản, nhưng chúng ta nhất quyết làm cho nó trở nên phức tạp”, hoặc “Hãy chọn một công việc bạn yêu thích và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong đời”. Nhiều câu chuyện cho rằng Khổng Tử đã tìm kiếm lời khuyên của Lão Tử từ khi còn trẻ và rất ấn tượng với trí tuệ của vị thầy lớn tuổi này.
Nội dung của Đạo đức kinh
Cuốn sách được Lão Tử viết gồm có 81 chương và khoảng trên dưới 5000 chữ Hán. Đạo đức kinh chia làm hai phần: “Thượng kinh” và “Hạ kinh”. Trong đó “Thượng kinh” có 37 chương còn “Hạ kinh” có 44 chương.
Thượng kinh mở đầu bằng câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Nội dung trong Thượng kinh chủ yếu là về đạo nên cũng còn được gọi là “Đạo kinh”.
Hạ kinh thì mở đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức.”. Nếu Thượng kinh luận về đạo thì Hạ kinh luận về chữ Đức nên còn được gọi là “Đức kinh”. Sau đây là 81 chương trong Đạo đức kinh:
Chương 1: Thể Đạo
1. Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu). Tên mà có thể gọi được, không (còn) phải là tên thường (hằng cửu).
2. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật.
3. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của mình. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn (công dụng) [2] của mình.
4. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là Huyền nhiệm. (Cái) tối ư huyền nhiệm ấy chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu.
Chương 2: Dưỡng Thân
1. Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, thế là xấu vậy; đều biết tốt là tốt thế là không tốt vậy, bởi vì có không sinh ra nhau dễ khó thành tựu lẫn nhau, ngắn dài tạo thành lẫn nhau, trên dưới lộn lạo ra nhau, thanh âm hòa hợp với nhau, sau trước theo nhau.
2. Cho nên thánh nhân dùng Vô vi mà xử sự, dùng «vô ngôn» mà dạy dỗ.
3. Vạn vật hoạt động mà vẫn im lìm; sống động mà không (đòi quyền) sở hữu; lao tác mà không cậy công; công thành mà không lưu luyến.
4. Không lưu luyến nên mới không mất.
Chương 3: An Dân
1. Không sùng thượng hiền tài, khiến cho dân không tranh. Không quí của khó được, khiến cho dân không trộm cướp. Không phô trương những gì kích thích lòng ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn.
2. Vì vậy phép trị nước của thánh nhân là làm cho dân: Trống lòng; No dạ; Yếu chí; Mạnh xương. Thường khiến cho dân không biết, không ham. Khiến cho kẻ trí không dám làm gì cả.
3. Làm theo phép Vô vi, thời không gì là không trị.
Chương 4: Vô Nguyên
1. Đạo rỗng không mà dùng không hết.
2. Đạo sâu xa man mác tựa hồ như là tổ tông vạn vật.
3. Làm nhụt bén nhọn, tháo gỡ rối rắm, pha trộn ánh sáng, hòa mình cùng bụi rậm.
4. Trong trẻo thay, tựa hồ trường tồn.
5. Ta không biết Đạo con ai; hình như có trước Thiên đế.
Chương 5: Hư Dụng
1. Trời đất không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.
2. Thánh nhân không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.
3. Khoảng trời đất giống như ống bễ. Trống không mà không hao kiệt, càng động, hơi càng ra.
4. Nói nhiều cũng chẳng hết, thà giữ lấy Trung.
Chương 6: Thành Tượng
1. Cốc thần bất tử, đó là Huyền tẫn.
2. Cửa Huyền tẫn chính là gốc rễ trời đất.
3. Miên man trường tồn, dùng không bao giờ hết.
Chương 7: Thao Quang
Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không sống cho mình, vì thế nên trường sinh.
Vì vậy thánh nhân để thân ra sau mà thân ở trước; để thân ra ngoài mà thân còn.
Phải chăng vì không riêng tây, nên vẫn thành được cái riêng tây?
Chương 8: Dị Tính
Bậc trọn lành giống như nước.
Nước khéo làm ích cho muôn loài mà không tranh giành, ở chỗ mọi người đều ghét, cho nên gần Đạo.
Ở thì lựa nơi chốn; tâm hồn thời thâm trầm sâu sắc; giao tiếp với người một mực nhân ái; nói năng thành tín; lâm chính thời trị bình; làm việc thời có khả năng; hoạt động cư xử hợp thời.
Chính vì không tranh, nên không ai chê trách oán thán.
Chương 9: Vận Di
1. Giữ mà làm cho đầy mãi, không bằng dừng lại.
2. Mài cho nhọn, cho sắc không giữ được lâu.
3. Vàng ngọc đầy nhà, chẳng thể giữ được.
4. Giàu sang mà kiêu căng, sẽ tự vời tai họa.
5. Thành công, thành danh rồi thời nên lui thân, ấy là đạo Trời.
Chương 10: Năng Vi
Năng vi (Làm được không?)
1. Có thể đem hồn phách ôm ấp lấy Đạo, không lìa xa chăng?
2. Có thể giữ cho nguyên khí không tán loạn, giữ vẹn thiên chân, hoàn toàn theo được đạo Trời, (định luật trời đất) như anh nhi chăng?
3. Có thể tẩy trừ được (trần cấu), giữ được cho gương lòng trong sáng không tì vết chăng?
4. Có thể yêu dân trị nước, mà vẫn vô vi chăng?
5. Cơ trời mở đóng, có thể thuận ứng như con mái chăng?
6. Có thể sáng suốt mà như người vô tri chăng?
7. Sinh dưỡng vạn vật; sống mà vẫn như không có; làm mà không cậy công; khiến cho lớn mà không đòi làm chủ, thế là đức sâu xa vậy.
Chương 11: Vô Dụng
1. Ba chục căm, hợp lại một bầu. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của xe.
2. Nhào đất để làm chén bát. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của chén bát.
3. Đục cửa lớn, cửa sổ để làm nhà; nhờ có chỗ trống không, mới có cái dùng của nhà.
4. Cho nên lấy cái «có» để làm cái lợi, lấy cái «không» để làm cái dụng.
Chương 12: Kiểm Dục
1. Năm màu khiến người mù mắt. Năm giọng khiến người điếc tai. Năm mùi khiến người tê lưỡi. Ruổi rong săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Của cải khó được, khiến người bị tai hại.
2. Bởi vậy, thánh nhân vì bụng không vì mắt. Nên bỏ cái kia, lấy cái này.
Chương 13: Yếm Sỉ
1. Vinh, nhục cũng làm lo âu. Sở dĩ hoạn nạn là vì có thân.
2. Tại sao vinh, nhục đều làm lo âu? Vinh là ở ngôi cao, nhục là ở địa vị thấp. Được cũng lo, mất cũng lo. Vì thế nên nói: Vinh nhục đều lo.
3. Tại sao nói: «Hoạn nạn là vì có thân?» Ta sở dĩ phải lo âu nhiều, chính vì ta có thân. Nếu không có thân, ta đâu có lo !
4. Cho nên ai quí thiên hạ hơn thân mình, thì có thể đem thiên hạ giao phó cho, ai yêu thiên hạ hơn thân mình, thì có thể gửi gắm thiên hạ cho họ được.[6]
Chương 14: Tán Huyền
1. Nhìn không thấy, gọi là Di. Nghe không thấy, gọi là Hi. Nắm không được, gọi là Vi. Ba điều ấy không thể suy cứu đến cùng. Cho nên hợp lại làm một.
2. Trên nó không sáng. Dưới nó không mờ. Miên man dằng dặc mà không thể đặt tên. Rồi lại trở về chỗ không có gì. Đó là trạng thái của cái không trạng thái. Hình tượng của cái không có vật chất. Cái có hoảng hốt, đón trước không thấy đầu, theo sau không thấy đuôi.
3. Giữ cái Đạo xưa để trị chuyện nay; biết cái đầu mối của thời xưa, ấy là nắm được giềng mối đạo.
Chương 15: Hiển Đức
1. Bậc hoàn thiện xưa siêu vi, huyền diệu, thâm thúy, thông suốt; thâm thúy khôn lường. Vì khó lường nên gượng tả hình dung.
2. Các ngài thận trọng như mùa đông đi qua sông; các ngài e dè sợ láng giềng bốn bên; kính cẩn như khách; lạnh lùng như băng tan; mộc mạc chất phác như chưa đẽo gọt; man mác như hang núi; hỗn mang như nước đục.
3. Ai có thể đục mà nhờ tĩnh lại dần dần trong. Ai có thể yên mà nhờ động lại dần dần linh hoạt.
4. Kẻ giữ đạo không muốn đầy. Chỉ vì không muốn đầy, nên mới che dấu và chẳng đổi mới.
Chương 16: Qui Căn
1. Hư không cùng cực, hết sức yên tĩnh.
2. Vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng trở về (nguồn). Vạn vật trùng trùng đều trở về cội.
3. Trở về cội rễ là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu.
4. Biết «trường cửu» mới là sáng suốt. Không biết trường cửu sẽ làm càn và gây hung họa.
5. Biết «trường cửu» sẽ thung dung như công hầu vương tước, sẽ hợp với Trời với Đạo. Hợp Đạo rồi sẽ cửu trường: thân có mất đi, cũng chẳng nguy hại gì.[9]
Chương 17: Thuần Phong
1. Thánh quân thời cổ xưa (cai trị), dân ở dưới không biết rằng có.
2. Bậc dưới, họ thân và ngợi khen. Bậc dưới nữa họ sợ. Bậc dưới nữa, họ khinh. Vì không đủ tin, nên dân không tin.
3. Bậc thánh xưa quí lời nói. Công việc xong xuôi, mà dân đều bảo rằng: «Tự nhiên bởi ta.»
Chương 18: Tục Bạc
1. Đại đạo mất mới có nhân nghĩa,
Trí tuệ sinh mới có dối trá lớn.
2. Lục thân bất hòa, nên có kẻ thảo người lành.
3. Quốc gia rối loạn mới có trung thần.
Chương 19: Hoàn Thuần
1. Dứt thánh bỏ trí, dân lợi gấp trăm.
2. Dứt thân bỏ nghĩa dân lại thảo lành.
3. Dứt khéo, bỏ lợi, không có trộm cướp.
4. Ba điều đó hào nhoáng bên ngoài, chẳng đủ vào đâu.
5. Phải chú trọng điều này: Giữ vẹn tinh anh, chất phác: ít riêng tây, ít ham muốn.
Chương 20: Dị Tục
1. Dứt học, hết lo. Dạ với ơi khác nhau bao lăm? Lành với dữ khác nhau mấy tầm?
2. Cái mà người sợ, ta há không sợ, nhưng không đến nỗi hoảng hốt mất tinh thần. [28]
3. Người đời hớn hở, như hưởng cỗ bàn, như lên đài xuân.
4. Riêng ta lặng lẽ, chẳng chút phô trương, y như trẻ thơ, chưa biết mỉm cười. Dáng điệu phờ phạc, lênh đênh vô định.
5. Chúng nhân có thừa, riêng ta thiếu thốn. Lòng ta ngu dốt thay, mù mịt tay. Người đời sáng chói, riêng ta mịt mù. Vắng lặng như biển khơi, vi vu như gió thổi. Mọi người đều có chỗ dùng, riêng ta ngu xuẩn, thô kệch.
6. Riêng ta sống khác người, vì không lìa xa «mẹ thiên nhiên».
Ý nghĩa của Đạo đức kinh
1. Vô vi
Khái niệm vô vi được nhắc đến trong Đạo đức kinh được hiểu như lời khuyên dạy thuận theo tự nhiên vốn có. Dù đôi khi nó bị hiểu lầm rằng là không làm gì cả nhưng đó là hướng suy nghĩ thụ động. Khái niệm trên khuyên con người ta làm mọi việc một cách đơn giản hòa thuận với quy luật của vạn vật.
Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Nghĩa là hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống.
2. Nhân ái
Lão Tử đã viết “tri nhân giả trí, tự tri giả minh” với ý căn dặn hiểu được người chỉ là một phần còn hiểu được bản thân mình mới là điều cần thiết thực sự. Lời khuyên hướng con người ta thay vì chạy đua với kẻ khác thì hãy chạy đua với chính bản thân mình. Giành lấy chiến thắng trước bản thân của ngày hôm qua mới là một chiến thắng đúng nghĩa.
Toàn bộ cuốn sách nói về việc đạt được điều mà Lão Tử gọi là “Toàn vẹn vĩ đại”, một xã hội toàn cầu trong đó chúng ta được điều hành bởi những triết lý đạo đức hướng tới con người, thay vì chủ nghĩa tư bản. Nó mang tính chính trị mơ hồ, điều này có thể gây bất ngờ cho một số người.
Điều tôi thích ở nó là lời kêu gọi hành động chủ yếu xoay quanh việc kết nối với cội nguồn của chúng ta trong tự nhiên và các nhóm cộng đồng của con người. Nhiều lần, nó quay trở lại ý tưởng rằng con người và nhân loại phần lớn là tốt, đó là một ý tưởng vô cùng nhẹ nhàng trong một thế giới bão hòa với nhiều điều tiêu cực xung quanh.
Lão Tử đưa ra nhận định rằng theo thời gian, xã hội sẽ nhận ra những bất công và tàn ác chỉ là một phần bản chất của chúng ta, điều này lý giải tại sao chúng ta phải cạnh tranh khốc liệt để giành lấy tài nguyên. Thay vào đó, ông lập luận rằng bản chất con người về cơ bản là tốt, và lòng tốt sinh ra lòng tốt. Đáng chú ý, nó cũng đi vào một số chủ đề thú vị về bản chất của thực tại, bản ngã và sự phân mảnh của xã hội.
Trong 81 chương của Đạo đức kinh, Lão Tử vẽ ra được những quy luật vận hành của không gian thời gian, của xã hội và con người. Trích trong Đạo đức kinh, Lão Tử viết:
Đạo sinh nhất, Nhất sinh nhị, Nhị sinh tam, Tam sinh vạn vật.
Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương, xung khí dĩ vi hòa.
Có thể tạm hiểu là mọi vật trên đời đều dựa vào nhau mà sinh ra hay mất đi, theo một quy luật của tạo hóa định sẵn và con người nên chấp nhận nó như một lẻ thường. Để rồi từ đó chọn cho mình cách sống và suy nghĩ phù hợp. Những câu này còn khớp với thuyết “Big Bang” về nguồn gốc và cốt lõi của vũ trụ. Trong sách của mình Lão Tử còn khuyên răn các lĩnh vực khác như quản trị con người và cuộc sống, kinh doanh sản xuất và cả những vấn đề về tôi luyện con người ví dụ như:
Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời. Phù duy bất tranh, cố vô vưu.
Ý khuyên con người nên sống như nước, đừng tranh giành vụ lợi, tất cả những gì chúng ta làm đều sẽ gặt lại thành quả xứng đáng với những gì mình bỏ ra. Những tâm ý này được Lão Tử nhắc nhiều hơn, mong con người ta có thể hiểu và học theo, trở thành những người tốt đẹp cho xã hội.
Với 81 câu thơ ngắn, Đạo đức kinh là một cuốn sách hoàn hảo để bắt đầu hoặc kết thúc một ngày của bạn với một sự suy ngẫm. Mong rằng những thông tin mà Hoa Sen Phật chia sẻ có thể giúp bạn hiểu thêm về “Đạo đức kinh” cũng như giá trị bên trong của nó. Từ đó nhìn nhận và rèn luyện bản thân để sống một cuộc sống đạo đức.
Hoa Sen Phật