Nhiều người trong chúng ta đã nghe các tu sĩ Tây Tạng tụng các thần chú Phật giáo uy lực rồi phải không? Với giọng ca phi thường rền vang trên các văn bản cổ xưa, họ đã làm cho khán giả ở phương Tây say mê trong thời gian dài, cẩn thận và chính xác từng từ một dù văn bản dài hàng ngàn trang.
Nội dung bài viết
Sức Mạnh Của Tiếng Phạn
Khi ngồi nghe họ tụng kinh, bạn sẽ cảm thấy rõ ràng một sự chuyển đổi tinh thần mạnh mẽ, dòng năng lượng tích cực di chuyển khắp cơ thể. Truyền thống Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ và các âm tiết thiêng liêng được thể hiện bằng tiếng Phạn (Sanskrit). Ngày nay, các Phật tử Tây Tạng có truyền thống tụng kinh phong phú và đa dạng, ở Ấn Độ, truyền thống lâu đời này thậm chí còn đi xa hơn.
Các học giả tiếng Phạn ở Ấn Độ học cách hô vang các bản văn cổ từ khi còn nhỏ. Họ hát các thần chú đơn giản, thơ và văn xuôi bằng tiếng Phạn, cùng với việc ghi nhớ và tụng những văn bản cổ xưa, bao gồm cả Shukla Yajurveda (một trong những kinh điển của Ấn Độ giáo) mất 6 giờ để hát vang.
Trong khi những người đang lắng nghe những âm tiết này nhận được món quà của những bản văn thiêng liêng mà họ đang chia sẻ với chúng ta, thì việc tụng các bản văn dài thực sự có ảnh hưởng đáng kinh ngạc lên não bộ.
Khoa học thần kinh đã đặt câu hỏi về cách thức có thể giúp não bộ ghi nhớ chính xác từng chữ trong văn bản dài hàng ngàn trang. Thuật ngữ “Hiệu Ứng Tiếng Phạn” được đặt ra bởi nhà thần kinh học James Hartzell, người đã nghiên cứu với 21 chuyên gia có trình độ về Phạn ngữ.
Ông khám phá ra rằng, các thần chú trong kinh Vệ đà có thể làm tăng kích thước của các vùng não kết hợp với chức năng nhận thức, bao gồm bộ nhớ ngắn và dài hạn. Phát hiện này khẳng định niềm tin của Ấn Độ giáo về việc tụng niệm thần chú có thể giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy.
Một Khám Phá Bất Ngờ
Tiến sĩ Hartzell, một người sùng bái tiếng Phạn và là nhà nghiên cứu bậc tiến sĩ tại Trung tâm Basque của Tây Ban Nha về nhận thức, trí tuệ và ngôn ngữ đã dành nhiều năm nghiên cứu và dịch thuật các văn bản tiếng Phạn, và bắt đầu bị cuốn hút bởi ảnh hưởng của nó lên bộ não con người.
Tôi nhận thấy rằng, tôi đã học và dịch được nhiều từ tiếng Phạn hơn, trí nhớ của tôi dường như tốt hơn. Các sinh viên và giáo viên thường đánh giá về khả năng lặp lại chính xác các câu mà giảng viên hỏi họ trong lớp. Một số dịch giả tiếng Phạn khác cũng nói với tôi về sự thay đổi nhận thức tương tự.
Các nhà thông thái Vệ đà của Ấn Độ được đào tạo trong nhiều năm để ghi nhớ và đọc hết các bài văn truyền miệng có niên đại 3.000 năm trước, với 40.000 đến hơn 100.000 từ. Chúng tôi muốn tìm hiểu cách mà họ ghi nhớ các văn bản dài một cách chính xác như thế nào, và các âm tiết của Phạn ngữ có thật sự ảnh hưởng đến cấu trúc vật lý bộ não của họ không?
Nghiên cứu đầu tiên của Tiến sĩ Hartzell là khảo sát bộ não của các học giả tiếng Phạn. Bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) tại Trung tâm Nghiên cứu Não Quốc gia Ấn Độ, họ đã quét bộ não của 21 học giả Phạn ngữ và 21 đối tượng nghiên cứu khác để so sánh.
Những gì chúng tôi phát hiện ra từ máy quét MRI là đáng kinh ngạc. Nhiều vùng trong bộ não của những học giả này lớn hơn rất nhiều so với những đối tượng khác, với hơn 10% chất xám trên toàn bán cầu não, và sự gia tăng đáng kể độ dày vỏ não.
Mặc dù các nền tảng tế bào chính xác của các chất xám và độ dày vỏ não vẫn đang được điều tra, nhưng sự gia tăng các chỉ số này liên tục tương quan với chức năng nhận thức nâng cao.
Ông báo cáo rằng, vùng hippocampus bên phải của các học giả, một khu vực đóng vai trò quan trọng về trí nhớ ngắn và dài hạn, chuyên về các mô hình, chẳng hạn như âm thanh, không gian và hình ảnh, có nhiều chất xám hơn não của các đối tượng tham gia thí nghiệm khác. Vùng não bên phải, liên quan đến lời nói và ngôn ngữ thân thể cũng dày đặc hơn.
Tiến sĩ Hartzell không chắc chắn liệu não bộ phát triển của các học giả có liên quan đặc biệt với Phạn ngữ hay không, do đó, ông sẽ tiến hành nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận.
Sức mạnh màu nhiệm của việc hô vang hay tụng các âm tiết thiêng liêng bằng tiếng Phạn đang được chứng minh rộng rãi, và thậm chí các thần chú ngắn cũng có tác động tích cực. Những người thường xuyên nghe hoặc tụng niệm thần chú đều cho rằng, họ đã cải thiện trí nhớ và giảm dần các trạng thái tiêu cực của tâm.
Nghiên Cứu Trong Quá Khứ
Thật thú vị, cách đây 50 năm, một nhà khoa học Pháp cho biết, các linh mục Cơ đốc giáo đã hô vang các bài thánh ca Gregorian cũng có những trải nghiệm tương tự.
Năm 1967, Alfred Tomatis, một bác sĩ người Pháp, nhà tâm lý học và chuyên gia về tai đã nghiên cứu tầm ảnh hưởng của việc tụng kinh với các tu sĩ Công giáo tại Benedictine, những người đã là một phần của truyền thống với một lịch trình nghiêm ngặt về việc tụng kinh lên đến 8 tiếng mỗi ngày.
Khi tu viện thay đổi lịch trình này, cắt đứt các nghi lễ tụng kinh, các tu sĩ trở nên mệt mỏi và thờ ơ mặc dù họ được ngủ nhiều hơn. Trên thực tế, họ càng ngủ nhiều họ càng mệt mỏi hơn. Alfred Tomatis tin rằng, việc đọc kinh đã kích thích bộ não và cơ thể của họ, vì vậy ông đã đề nghị việc tụng kinh và các tu sĩ lại tràn đầy năng lượng.
Cuộc nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Hartzell đặt ra câu hỏi, liệu việc ghi nhớ và hô vang các văn bản cổ xưa có thể có ích trong việc giảm tác hại của bệnh Alzheimer (giảm trí nhớ) và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến não bộ.
Các bác sĩ Ayurvedic từ Ấn Độ cho rằng, đây là trường hợp đáng lưu ý và các nghiên cứu trong tương lai sẽ được tiến hành cùng với nhiều nghiên cứu khác về tiếng Phạn.
Mặc dù chúng ta đều biết những lợi ích to lớn của chánh niệm và hành thiền, những phát hiện của Tiến sĩ Hartzell thực sự rất ấn tượng.
Trong một thế giới hiện đại, nơi chúng ta bị ngập trong hàng ngàn thông tin mới mỗi ngày thì trí tuệ Ấn Độ cổ vẫn có nhiều điều để dạy cho phương Tây. Ngay cả việc nghe một câu thần chú ngắn trên Youtube cũng có thể tạo ra hiệu ứng tuyệt vời trên não bộ của chúng ta.
Nguồn: upliftconnect.com – Ảnh: frontrowphotos.com