Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Facebook Pinterest YouTube
    • GIỚI THIỆU
    • BẢN QUYỀN
    • LIÊN HỆ
    Facebook Pinterest YouTube
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    • Trang Chủ
    • Hình Phật Đẹp
    • Kiến Thức
    • Thần Chú
    • Kiến Thức Tổng Hợp
      • Phong Thủy
      • Tâm Linh
      • Khoa Học
      • Tâm Lý Học
      • Góc Suy Ngẫm
      • Ẩm Thực Chay
      • Triết Học
    • Hỏi Đáp
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Home»Kiến Thức»Ý nghĩa của Chánh Nghiệp trong Phật giáo
    Kiến Thức

    Ý nghĩa của Chánh Nghiệp trong Phật giáo

    Hoa Sen PhậtBy Hoa Sen Phật26/08/2019Updated:10/10/20223 Mins Read
    hiểu chánh nghiệp để không tạo nghiệp ác

    Chánh Nghiệp (tiếng Phạn: samyak-karmānta) là lớp thứ tư trong Bát Chánh Đạo mà chúng ta cần phải sống, học và tu tập hằng ngày trong mỗi hành động thân, miệng và ý của chúng ta. Chánh Nghiệp là những hành động thiện, hành động không làm đau khổ cho mình, cho người và cho tất cả chúng sanh.

    Về thân có ba hành động Chánh Nghiệp

    1. Thân không đánh đập, không làm đau khổ và không tự giết hại mình, người và tất cả chúng sanh, đó là Chánh Nghiệp.
    2. Thân không trộm, cắp, cướp giựt, không móc túi, không lấy của không cho, đó là Chánh Nghiệp.
    3. Thân không tà dâm, không làm những điều bất chánh gây đau khổ cho mình cho người, đó là Chánh Nghiệp.

    Về miệng nếu giữ gìn được Chánh Ngữ tức là giữ gìn Chánh Nghiệp của miệng, cho nên học về Chánh Ngữ tức là học về Chánh nghiệp của miệng, như vậy những bài học Chánh Ngữ ở trên là những bài học Chánh Nghiệp ở đây.

    Chánh Nghiệp về miệng còn một điều nữa rất là quan trọng, đó là miệng không nên ăn thịt chúng sanh, tại vì hành động ăn thịt chúng sanh tức là tạo ra nghiệp đau khổ vào thân mà không biết, cho nên hành động ăn thịt chúng sanh không phải là Chánh Nghiệp mà là Tà Nghiệp.

    Chánh Nghiệp còn gọi là những nghề nghiệp sống chân chánh, nghề nghiệp không làm đau khổ chúng sanh

    Có sáu Tà Nghiệp mà người Phật tử không nên làm như:

    1. Không làm nghề săn bắn.
    2. Không làm nghề ngư phủ.
    3. Không được làm nghề buôn bán thịt sống.
    4. Không được làm nghề buôn bán thịt chín.
    5. Không được làm nghề sản xuất rượu và buôn bán rượu.
    6. Không được làm nghề buôn bán người (mãi dâm).

    Tóm lại, Chánh Nghiệp là tu tập rèn luyện mỗi hành động thân, miệng, ý phải được trong sạch, thanh tịnh; trong sạch, thanh tịnh tức là hành động thân, miệng, ý toàn thiện, nếu còn có một chút xíu hành động ác thì không được gọi là Chánh Nghiệp, cho nên Chánh Nghiệp tức là mỗi hành động thân, miệng, ý của chúng ta không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, thì đó mới chính là Chánh Nghiệp.

    Mỗi người sinh ra trong đời đều phải có nghề nghiệp làm để sống, nhưng phải chọn nghề nghiệp thiện, đừng nên chọn nghề nghiệp ác. Vì nghề nghiệp ác sẽ đem đến sự khổ đau cho mình, cho người và cho tất cả chúng sanh, còn nghề nghiệp thiện sẽ mang đến hạnh phúc, an vui cho mình, cho người và cho tất cả chúng sanh.

    Cho nên, Chánh nghiệp rất quan trọng trong đời sống của con người. Vì thế, mỗi người cần phải theo tu học lớp học Chánh Nghiệp này, đừng bỏ qua rất uổng, hễ là con người dù bất cứ có tôn giáo nào hay không tôn giáo, mọi người cũng đều phải học và thực tập để hiểu biết cách sống đúng ý nghĩa trong Chánh Nghiệp.

    Hoa Sen Phật – Trích trong Đường Về Xứ Phật, tập 2, do Trưởng lão Thích Thông Lạc biên soạn.

    Bài liên quan sẽ được cập nhật sau!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn WhatsApp

    Bài viết cùng chuyên mục:

    Kiến Thức

    Tam Thánh Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

    16/10/2022
    Kiến Thức

    Tìm hiểu Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo

    19/10/2021
    Kiến Thức

    Đạt Ma Sư Tổ là ai? Người sáng lập Thiền tông Trung Hoa

    17/09/2021
    Kiến Thức

    Ý nghĩa của cúng dường trong Phật giáo

    11/09/2021
    Kiến Thức

    Tam Thế Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ phượng

    11/09/2021
    Kiến Thức

    Cõi tịnh độ là gì? Tìm hiểu Phật giáo Tịnh độ tông

    06/09/2021
    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    Phật tử có nên tham gia biểu tình không?

    20/06/2018

    Người mệnh Thổ hợp màu gì nhất?

    18/10/2022

    8 tư thế yoga giúp bạn kiểm soát căng thẳng

    18/03/2021

    Kundalini là gì? Lợi ích khi luyện tập Kundalini yoga

    31/07/2021

    Lễ hằng thuận là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều cần lưu ý

    06/08/2019

    Những ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất thế giới

    08/09/2017

    Tỉnh thức là một quá trình tự phá hủy

    16/06/2018

    Chú Lăng Nghiêm – Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

    05/05/2017
    Liên Hệ
    - Địa chỉ: 3/87 Quốc lộ 22, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
    - SĐT: 0765537923
    - Email: thanhduong11999@gmail.com
    Website HoaSenPhat.com tiếng Anh: LotusBuddhas.com DMCA.com Protection Status
    Kết Nối Với Chúng Tôi
    • Facebook
    • Pinterest
    • YouTube
    © 2022 Hoa Sen Phật - Bản quyền thuộc về Hoa Sen Phật. Ghi rõ nguồn của HoaSenPhat.com khi bạn phân phối lại thông tin từ trang web này.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.