Nếu có một ngày duy nhất trong năm mà tất cả mọi người đều lo lắng thì chính là “thứ 6 ngày 13”. Ngày đặc biệt này đã trở thành biểu tượng của sự xui xẻo và được mọi người nhắc đến như một nỗi ám ảnh.
Cũng giống như việc nhìn thấy mèo đen băng qua đường hay làm vỡ gương, nhiều người tin rằng thứ 6 ngày 13 mang lại điềm gở. Mặc dù chưa xác định được niềm tin kỳ lạ này bắt đầu từ khi nào, nhưng những câu chuyện đau buồn xoay quanh thứ sáu và con số 13 đã xuất hiện trong nhiều thế kỷ. Hoa Sen Phật xin chia sẻ những thông tin liên quan đến ngày đặc biệt này và lý do tại sao nó bị coi là ngày xui xẻo trong năm!
Nội dung bài viết
Nguồn gốc của nỗi ám ảnh về thứ 6 ngày 13
Mọi người đều biết thứ sáu ngày 13 được coi là một ngày không may mắn. Nhưng tại sao nó lại có tiếng xấu như vậy? Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nguồn gốc của ngày đặc biệt này, nhưng một lý do chính được nhắc đến nhiều nhất là cả “thứ sáu” và “số 13” đều có một số mối quan hệ rắc rối với Thiên Chúa giáo.
Michael Bailey, giáo sư lịch sử tại Đại học bang Iowa, chuyên nghiên cứu về nguồn gốc của những điều mê tín, nói với USA TODAY Network. Ví dụ, vào thời Trung cổ, đám cưới không được tổ chức vào thứ Sáu; tương tự như vậy, đó không phải là một ngày tốt để bắt đầu một điều gì đó mới mẻ. Stuart Vyse, giáo sư tâm lý học tại Đại học Connecticut cho biết thứ sáu được xem là ngày không may mắn trong thời Trung cổ vì đây là “ngày treo cổ”.
Nỗi ám ảnh về thứ 6 ngày 13 to lớn đến mức mà phương Tây đã đặt cho nó một cái tên vô cùng đặc biệt là “paraskavedekatriaphobia”. Đây là sự kết hợp của ba từ paraskeví, dekatria và phobia trong tiếng Hy Lạp, mang ý nghĩa “thứ Sáu, số 13, nỗi sợ hãi”.
Ở phương Tây họ tin vào quy tắc mười hai: có 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong một năm, 12 công lao của Hercules, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Jesus,… Thế nên con số 13 được xem như là phá vỡ quy tắc, vượt qua giới hạn và khiến mọi thứ đảo lộn. Sự mất trật tự này tạo nên điềm xui và những rối loạn ảnh hưởng đến thế giới. Từ niềm tin đó, có rất nhiều câu chuyện điển hình được cho là phá vỡ quy tắc này đều dẫn đến điềm không lành.
Ví dụ như bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng của Chúa” có tổng cộng có 12 vị tông đồ, xuất hiện vị khách thứ 13 – tông đồ Judas đã phản bội Chúa, dẫn đến cái kết là Chúa Jesus bị bắt và bị đóng đinh trên cây thập tự giá. Ngày hành quyết được thực hiện vào thứ sáu.
Ngày thứ sáu cũng được cho là ngày mà Eve trao cho Adam quả táo định mệnh từ Cây tri thức, cũng như ngày Cain giết anh trai mình, Abel. Thế nên từ đó các tín đồ theo đạo Thiên Chúa đều xem ngày này là ngày xui xẻo.
Hay trong một câu chuyện khác của thần thoại Bắc Âu, sự xuất hiện của thần Loki trong bữa tiệc của thần Odin và 11 người bạn của mình biến Loki trở thành vị “khách không mời” đồng thời là người thứ 13 trong bữa tiệc. Chưa nói đến việc Loki còn là thần đại diện cho sự xảo trá và tội ác. Loki đã lên một kế hoạch đen tối kết hợp với thần bóng tối Holder nhằm ám sát vị thần hiền lành đại diện cho niềm vui và hạnh phúc – Balder. Sau cái chết của Balder, cả thế gian ngập trong đau khổ.
Thứ 6 ngày 13 trong văn hóa đại chúng
Một cột mốc quan trọng trong lịch sử của truyền thuyết thứ sáu ngày 13 xuất hiện vào năm 1907, với việc xuất bản cuốn tiểu thuyết “Friday, the Thirteen” do Thomas William Lawson viết.
Cuốn sách kể về câu chuyện của một nhân viên môi giới chứng khoán ở thành phố New York, một người mê tín dị đoan về ngày tháng đã tạo ra sự hỗn loạn ở Phố Wall.
Bộ phim kinh dị “Thứ sáu ngày 13” ra mắt năm 1980 đã giới thiệu đến thế giới về một kẻ giết người đeo mặt nạ chơi khúc côn cầu tên là Jason. Đây là một ví dụ điển hình về nỗi ám ảnh thứ sáu ngày 13 trong lịch sử văn hóa đại chúng. Bộ phim tạo ra nhiều phần tiếp theo, cũng như truyện tranh, tiểu thuyết, trò chơi điện tử, hàng hóa liên quan và vô số trang phục Halloween đáng sợ.
Ngoài ra, các hãng hàng không cho biết, doanh thu vào thứ sáu ngày 13 chỉ bằng 1/10 so với các ngày bình thường khác. Nỗi sợ hãi về ngày này thậm chí còn lan rộng hơn. Nhiều tòa nhà cao tầng, khách sạn, bệnh viện không có tầng 13 và nhiều sân bay không có cổng số 13. Ở nhiều nơi trên thế giới, có 13 người trong bàn ăn được coi là xui xẻo.
Theo Vyse, người chuyên nghiên cứu về tâm lý học mê tín cho biết, những loại niềm tin này là cách để mọi người “kiểm soát sự không thể kiểm soát” và quản lý sự lo lắng đi kèm với những tình huống bất trắc.
Mặc dù có bằng chứng cho thấy việc tin vào các biểu tượng may mắn là có lợi, nhưng những mê tín cấm kỵ như “thứ sáu ngày 13” lại là một loại ám ảnh. Trên thực tế, nỗi sợ hãi về “thứ sáu ngày 13” có một cái tên riêng: Chứng sợ ký sinh trùng. Theo quan điểm của Vyse, “chúng ta sẽ tốt hơn nếu không có ai dạy chúng cho chúng ta.”
Những sự kiện đã xảy ra vào thứ 6 ngày 13
Trên thực tế đây không phải chỉ là niềm tin không có bằng chứng, bởi lẽ đã từng xảy ra hàng loạt sự kiện đau thương vào ngày này trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Đầu tiên phải kể đến là vụ tai nạn hàng không xảy ra vào thứ 6 ngày 13 năm 1972. Chiếc máy bay đang bay trên vùng trời, chở theo rất nhiều hành khách trong đó có 45 người trong đội bóng bầu dục Montevideo Old Christians đâm vào dãy Andes. Vụ việc xảy ra quá đột ngột và cướp đi mạng sống của rất nhiều con người có mặt trên chuyến bay đó, cuối cùng chỉ còn lại 14 người thoát khỏi bàn tay của tử thần.
Cũng vào ngày này của tháng 7 năm 1951 ở miền đông Bắc Kansas, một trận lũ lét đã phá hủy trầm trọng nơi đây, khiến 28 người thiệt mạng và 500.000 người phải di tản. Con số thiệt hại lên đến 935 triệu USD.
Một sự kiện khác liên quan đến “thứ 6 ngày 13” là vào tháng 11 năm 1970, sự nổi giận của thiên nhiên đã kéo theo một cơn bão cấp độ 3 đi cùng với sức gió lên đến 185km/h ập vào Bhola, Bangladesh. Nó cuốn theo sinh mệnh của hơn 300.000 con người mà theo như báo cáo là chỉ có nhóm người là trẻ em và thanh niên từ 15 đến 49 tuổi là còn sống.
Những sự kiện chấn động vào thứ sáu ngày 13 không dừng lại ở đó. Tại Thái Lan tháng 8 năm 1993, tòa nhà Royal Plaza đột nhiên ngã xuống cướp đi sinh mạng của 137 người vô tội và khiến 227 người bị thương nặng. Vốn là một kiến trúc đáng tự hào của người dân thành phố Nakhon Ratchasima nhưng chỉ do một lỗi sai sót trong kỹ thuật mà tòa nhà biến thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều con người.
Cũng là vào thứ sáu ngày 13 nhưng của tháng 3 năm 1992 tại Thổ Nhĩ Kỳ, sức mạnh của thiên tai đã khiến một trận động đất lấy đi hơn 2000 mạng người và hơn 50.000 người không còn nơi đi chốn về.
Vào ngày 13/11/2015, một vụ khủng bố kinh hoàng đã diễn ra tại thủ đô nước Pháp, nơi được mệnh danh là thành phố của tình yêu và sự lãng mạn. Hàng loạt tiếng nổ súng và tiếng đánh bom liên hồi đã cướp đi mạng sống của 132 con người gây ra không ít thương xót trong cộng đồng.
Ngoài ra, một số sự kiện đau thương khác xảy ra vào thứ sáu ngày 13 cũng được biết đến bao gồm: Đức đánh bom Cung điện Buckingham (tháng 9 năm 1940); vụ giết Kitty Genovese ở Queens, New York (tháng 3 năm 1964); cái chết của rapper Tupac Shakur (tháng 9 năm 1996) và vụ đâm tàu du lịch Costa Concordia ngoài khơi bờ biển Ý khiến 30 người thiệt mạng (tháng 1 năm 2012).
9 Điều không nên làm vào thứ 6 ngày 13
1. Tránh đi qua đám tang
Người Anh luôn cho rằng 13 là một con số xui xẻo. Và sẽ là ngày “đại họa” khi có sự kết hợp giữa con số này với thứ 6. Đây là ngày gắn liền với án phạt tử hình thời Trung cổ. Vì vậy trong ngày này, người Anh thường dễ bị lo sợ và gặp ám ảnh khi đi qua đám tang.
2. Tránh việc cắt tóc
Đối với quan niệm tín ngưỡng ở phương Tây, cắt tóc vào thứ sáu ngày 13 là điều cấm kỵ, vì nó sẽ mang lại xui xẻo cho bản thân và gia đình.
3. Tránh đi thuyền khi chỉ có 13 người
Có một câu chuyện có thật ở Anh ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân nơi đây. Vì không muốn để người dân bị ám ảnh bởi ngày đặc biệt này nên chính phủ nước Anh đã tạo ra con thuyền có tên HMS Friday. Họ tuyển 12 thủy thủ và một thuyền trưởng tên là Friday. Con thuyền xuất phát vào thứ 6 nhưng rồi không bao giờ quay trở lại.
4. Tránh bắt đầu một dự án hay công việc
Thứ 6 ngày 13 là thời điểm không nên ghi danh học tập hay bắt đầu một dự án, công việc nào đó. Vì đa phần đều tin rằng kết quả của mọi thứ khi bắt đầu vào ngày này sẽ không may mắn.
5. Tránh không sinh con
Thứ 6 ngày 13 được coi là “ngày của quỷ”. Nếu đứa trẻ nào không may sinh ra vào ngày này thì cuộc sống của đứa bé sẽ không được “thuận buồm xuôi gió”.
6. Tránh làm đổ muối ra bàn
Muối thường được quan niệm như là phép thuật hay bùa chú. Nếu bạn lỡ làm đổ muối vào thứ 6 ngày 13 thì có thể hoá giải điềm gở này bằng cách ném muối qua vai trái của mình.
7. Tránh việc thay đổi giường ngủ
Cho đến lúc này, rất nhiều người vẫn còn tin rằng khi đổi vị trí giường ngủ vào thứ 6 ngày 13 thì khi ngủ sẽ liên tục gặp phải những cơn ác mộng đáng sợ.
8. Tránh để gương bị vỡ
Người ta quan niệm khi gương bị vỡ sẽ đem lại nhiều điều xui rủi liên tục 7 năm sau đó. Người bệnh nặng không được nhìn vào gương. Vì như vậy, họ sẽ thấy thần chết đến bắt họ đi.
9. Tránh cắt móng tay móng chân
Trong ngày 13 thứ 6, cắt móng tay chân là việc bị cấm kỵ. Bởi theo như quan niệm tín ngưỡng việc làm này sẽ đem đến sự xui xẻo và sẽ luôn đeo bám bạn một khoảng thời gian sau đó.
Mặc dù nỗi ám ảnh về thứ 6 ngày 13 rất phổ biến trên thế giới, nhưng tại Ý, thứ sáu ngày 13 không được mọi người coi là ngày xui xẻo, và con số 13 được coi là con số may mắn của người dân nơi đây. Ngoài ra, có rất ít bằng chứng cho thấy thứ sáu ngày 13 thực sự là một ngày không may mắn. Nhiều nghiên cứu thống kê đã chỉ ra rằng thứ sáu ngày 13 ít hoặc không liên quan đến các sự kiện như tai nạn, chết chóc và thiên tai.
Mong những thông tin mà HoaSenPhat mang lại có thể giúp bạn hiểu thêm được phần nào về thứ sáu ngày mười ba và cách làm sao để phòng tránh những xui rủi không đáng có trong ngày này.