Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Facebook Pinterest YouTube
    • GIỚI THIỆU
    • BẢN QUYỀN
    • LIÊN HỆ
    Facebook Pinterest YouTube
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    • Trang Chủ
    • Hình Phật Đẹp
    • Kiến Thức
    • Thần Chú
    • Kiến Thức Tổng Hợp
      • Phong Thủy
      • Tâm Linh
      • Khoa Học
      • Tâm Lý Học
      • Góc Suy Ngẫm
      • Ẩm Thực Chay
      • Triết Học
    • Hỏi Đáp
    Hoa Sen PhậtHoa Sen Phật
    Home»Kiến Thức»Làm gì với dòng suy nghĩ xuất hiện liên tục khi ngồi thiền?
    Kiến Thức

    Làm gì với dòng suy nghĩ xuất hiện liên tục khi ngồi thiền?

    Hoa Sen PhậtBy Hoa Sen Phật16/05/2018Updated:12/06/20195 Mins Read
    làm gì với dòng suy nghĩ xuất hiện liên tục khi ngồi thiền

    Trong quá trình sống và làm việc, hàng ngàn dòng suy nghĩ phát đi phát lại liên tục trong đầu chúng ta mỗi ngày, nhiều trong số chúng gây ra sự mệt mõi và căng thẳng trong cuộc sống. Ngay cả khi chúng ta hành thiền, ngồi xuống và chú tâm vào một đối tượng để định tâm, chúng ta vẫn không thể thoát khỏi dòng tư tưởng đó, mặc dù điều đó là mong muốn.

    Vậy chúng ta nên làm gì với dòng suy nghĩ liên tục xuất hiện khi ngồi thiền? Hãy đọc bài viết sau đây của tác giả Joseph Goldstein để tìm ra phương pháp thích hợp cho mình nhé!

    Thiền sư Suzuki trong quyển Thiền Tâm, Sơ Tâm có viết:

    Khi ngồi thiền, bạn đừng có cố gắng ngăn chặn sự suy nghĩ của mình. Hãy để tự nó chấm dứt. Nếu có một tư tưởng nào xuất hiện, hãy để nó đến rồi để nó đi. Chúng chẳng ở lâu đâu. Còn khi bạn dụng công để ngăn chặn nó, có nghĩa là bạn đang bị nó làm khó chịu.

    Đừng bao giờ để chuyện gì làm cho bạn phải bực mình. Điều mà bạn tưởng rằng đến từ bên ngoài, thật ra chính là những đợt sóng trong tâm bạn, và nếu bạn không khó chịu vì những đợt sóng đó, chúng dần dần sẽ trở nên yên tĩnh hơn…Những cảm xúc đến, tư tưởng, hình ảnh phát lên đều là những đợt sóng trong tâm. Chẳng có gì là ở ngoài tâm bạn đâu. Nếu bạn để cho tâm được sự nhiên, nó sẽ trở nên tĩnh lặng. Tâm này ta gọi là Chân tâm.

    Sử dụng tư tưởng như một đề mục chánh niệm là một điều quan trọng. Nếu chúng ta không ý thức được tư tưởng của mình khi chúng vừa mới khởi lên, ta sẽ khó có thể hiểu được lý Vô ngã và thấy được rằng sự suy nghĩ không phải thật là mình.

    Sự ngộ nhận này là nền móng căn bản xây dựng lên cái ngã, cái tôi của mình: “Tôi” là người đang suy nghĩ. Chánh niệm về tư tưởng có nghĩa là giản dị biết được tư tưởng khi nó sinh lên, biết được rằng tâm mình đang suy nghĩ mà không bị dính mắc vào nội dung của chúng.

    Chúng ta không nên miệt mài chạy theo sự tưởng tượng, phân tích coi tư tưởng từ đâu đến. Ta chỉ cần ý thức được rằng, trong giây phút này có một tư tưởng đang phát khởi.

    Chúng ta có thể niệm thầm trong đầu “suy nghĩ, suy nghĩ” mỗi khi có một tư tưởng nào xuất hiện. Hãy quán sát chúng mà không phê bình, không phản ứng, không cho rằng sự suy nghĩ đó chính là mình, là của mình, sự suy nghĩ cũng chính là người suy nghĩ. Chẳng có ai đứng phía sau chúng hết. Tư tưởng tự nó suy nghĩ. Nó đến mà chẳng cần một ai mời.

    Sau một thời gian thực tập thiền quán, chúng ta sẽ thấy rằng khi không còn bị dính mắc vào sự suy nghĩ, tư tưởng sẽ không có mặt lâu. Khi chúng ta ý thức được sự có mặt của một tư tưởng, nó sẽ biến mất và sự chú ý sẽ trở lại với hơi thở.

    Chúng ta cũng có thể đặt tên chính xác hơn cho những tư tưởng sanh lên, để nhận diện sự khác biệt của chúng, nếu bạn muốn, thí dụ như “dự định”, “tưởng tượng” hay là “nhớ, nhớ”. Cách này có thể giúp cho sự chú ý của bạn được sâu sắc hơn. Nhưng nếu bạn chỉ niệm “suy nghĩ, suy nghĩ” thôi cũng đủ rồi.

    Điều quan trọng là phải ý thức được tư tưởng khi nó vừa mới phát lên, chứ không phải vài phút sau đó. Khi chúng ta có thể nhận diện được sự có mặt của tư tưởng khi chúng vừa mới sinh lên, chúng sẽ mất đi khả năng chi phối chúng ta.

    Bạn đừng bao giờ đối xử với tư tưởng như là một chướng ngại, kẻ thù của thiền quán. Chúng chỉ là một đối tượng của chánh niệm, một đề mục của thiền quán. Đừng bao giờ để tâm mình trở thành lười biếng, dễ duôi. Phải biết tinh tấn duy trì chánh niệm, biết rõ ràng những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.

    Hãy để mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Hãy để những hình ảnh, tư tưởng, cảm giác sinh ra và diệt đi mà không khó chịu, phản ứng, phê phán hay ôm giữ. Trở thành một với Chân tâm, quán sát một cách thật cẩn thận và tinh tế những đợt sóng đến và đi.

    Thái độ này sẽ đem lại cho tâm ta là một sự quân bình và tĩnh lặng vô cùng nhanh chóng. Đừng bao giờ xao lãng sự tập trung của mình. Luôn luôn giữ tâm chánh niệm, từng giây phút một về mọi chuyện đang xảy ra, dù nó có là sự phồng xẹp ở bụng, hơi thở ra vào nơi mũi, cảm giác hay tư tưởng. Lúc nào cũng giữ chánh niệm, tập trung nơi đối tượng với một tâm quân bình và thoải mái.

    Tác giả: Joseph Goldstein – Dịch giả: Nguyễn Duy nhiên

    Nguồn: thuvienhoasen.org

    Xem thêm

    1. Thiền là gì? Nguồn gốc, mục đích và kỹ thuật thiền
    2. Những chướng ngại trong thực hành thiền
    3. Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng về lợi ích của thiền chánh niệm
    4. 15 lợi ích của thiền đối với sức khỏe
    5. Buông xả trong thiền định nghĩa là gì?
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn WhatsApp

    Bài viết cùng chuyên mục:

    Kiến Thức

    Tam Thánh Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

    16/10/2022
    Kiến Thức

    Tìm hiểu Tứ Đại Thiên Vương trong Phật giáo

    19/10/2021
    Kiến Thức

    Đạt Ma Sư Tổ là ai? Người sáng lập Thiền tông Trung Hoa

    17/09/2021
    Kiến Thức

    Ý nghĩa của cúng dường trong Phật giáo

    11/09/2021
    Kiến Thức

    Tam Thế Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ phượng

    11/09/2021
    Kiến Thức

    Cõi tịnh độ là gì? Tìm hiểu Phật giáo Tịnh độ tông

    06/09/2021
    Có Thể Bạn Sẽ Thích

    Hội chứng Capgras nhìn thấy người lạ trong gương soi

    02/02/2018

    Làm gì với dòng suy nghĩ xuất hiện liên tục khi ngồi thiền?

    16/05/2018

    Cách cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư để giàu có hơn

    17/08/2021

    Âm Thanh Và Giọng Nói Bí Ẩn Trong Ngôi Nhà Ma

    14/06/2017

    Những quan niệm sai lầm về Phật giáo

    19/08/2018

    Lỗ đen vũ trụ là gì và nó lớn cỡ nào?

    26/04/2019

    Ý nghĩa thần chú Nam Myoho Renge Kyo – Kinh Pháp Hoa

    06/10/2017

    Trải nghiệm cận tử là gì? Hiện tượng bí ẩn xảy ra khi sắp chết

    15/01/2019
    Liên Hệ
    - Địa chỉ: 3/87 Quốc lộ 22, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
    - SĐT: 0765537923
    - Email: thanhduong11999@gmail.com
    Website HoaSenPhat.com tiếng Anh: LotusBuddhas.com DMCA.com Protection Status
    Kết Nối Với Chúng Tôi
    • Facebook
    • Pinterest
    • YouTube
    © 2022 Hoa Sen Phật - Bản quyền thuộc về Hoa Sen Phật. Ghi rõ nguồn của HoaSenPhat.com khi bạn phân phối lại thông tin từ trang web này.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.