Trong Phật giáo, Phật A Di Đà là vị Phật được tôn kính với đại nguyện cứu độ chúng sinh, tiếp dẫn về cõi Tây Phương Cực Lạc, một thế giới an lành, giải thoát khỏi mọi khổ đau. Để kết nối với Phật A Di Đà, cầu nguyện vãng sanh Cực Lạc, Phật tử thường trì niệm danh hiệu Ngài hoặc trì tụng Thần chú Phật A Di Đà, còn được gọi là Chú Đại Bi A Di Đà. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách trì tụng thần chú linh thiêng này.
Nội dung bài viết
1. Phật A Di Đà là ai?
Phật A Di Đà (tiếng Phạn: Amitabha) là một vị Phật rất được tôn kính trong đạo Phật Đại thừa, đặc biệt là những Phật tử theo Tịnh Độ tông. Tên của Ngài (vô lượng quang – vô lượng thọ) có nghĩa là “ánh sáng vô hạn” hoặc “tuổi thọ vô hạn”. Ngài đại diện cho lòng từ bi vô lượng của chư Phật, và được hình dung như màu sắc phong phú, ấm áp khi mặt trời lặn.
Tại Tây Tạng, nơi Phật giáo Kim Cương thừa (một nhánh khác của Đại thừa) được thực hành thì A Di Đà là một trong năm vị Phật phi lịch sử, mang tính biểu tượng và ngự trị 5 phương khác nhau trong mạn-đà-la.
Các vị Phật khác trong bộ này bao gồm: Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm (Vairocana), A Súc Bệ Như Lai ở hướng Đông (Akshobhya), Bảo Sanh Như Lai ở hướng Nam (Ratnasambhava) và Bất Không Thành Tựu Như Lai ngự trị phương Bắc (Amoghasiddhi).
Phật A Di Đà có tầm quan trọng rất lớn trong Phật giáo phương Đông, nơi Ngài được gọi là A Mi Đà (Amida). Ngài cũng có một hình dạng Bồ tát tên là Amitayus, có nghĩa là “vô lượng thọ”. Trong một số truyền thống, Amitabha và Amitayus được mô tả giống nhau về bản chất, nhưng ở một số trường phái khác thì khác biệt.
Phật A Di Đà thường được miêu tả cùng với 2 vị trợ thủ: Bồ Tát Quán Thế Âm, người xuất hiện bên trái của Ngài và Bồ Tát Đại Thế Chí, người xuất hiện trên phải của Ngài.
Bằng lòng từ bi vô lượng, Phật A Di Đà đã “tạo ra” cõi Tịnh độ ở phương Tây như một nơi “nương tựa” để Phật tử tu tập sau khi rời khỏi cõi trần.
Theo một số bản kinh của Tịnh độ tông, cõi Tịnh độ là những gì chúng ta có thể nghĩ về một chiều song song hoặc vũ trụ thay thế được xây dựng bởi công đức vô hạn của một vị Phật trong vô số thực hành của mình.
Ở cõi Tây phương cực lạc, mọi thứ đều giúp hành giả thuận lợi trên con đường tu tập đạt được giác ngộ. Bạn không phải lo lắng về việc kiếm tiền, kiếm nơi chốn hoặc thời gian để thiền. Bạn được sinh ra và trưởng thành trong một hoa sen, và giáo lý của Đức Phật thịnh hành ở khắp mọi nơi. Từ những chú chim, nước chảy cho đến những chiếc lá trên cành đều chứa đựng những lời dạy nhiệm màu.
Tịnh độ là một loại “thiên đường” mà nhiều Phật tử khao khát được vãng sanh về. Khát vọng này là chủ đề trung tâm của cái được gọi là Phật giáo Tịnh độ. Vì vậy, nhiều Phật tử theo trường phái này thường xuyên gọi danh hiệu của Phật A Di Đà qua một thực hành được gọi là “niệm Phật“.
Trong trường phái Kim Cương thừa, các hành giả Mật Tông trì tụng thần chú của Phật A Di Đà như một phương pháp rèn luyện tâm để có thể vãng sanh về cõi cực lạc trong thời khắc chuyển giao giữa Sống-Chết-Tái Sinh được gọi là Thân trung ấm.
Nhiều người tin rằng, Đức Phật A Di Đà có thể mang lại cho họ tất cả những phẩm chất giác ngộ, nhưng điều đặc biệt quan trọng là phải tập trung vào Ngài vào lúc chết. Để làm điều này, hành giả phải suy niệm về Phật A Di Đà và lặp lại câu thần chú của mình.
Giống như nhiều câu thần chú Mật tông khác, thần chú vãng sang Phật A Di Đà cũng có nhiều phiên bản khác nhau và thường bắt đầu bằng âm tiết “Om”. “Om” được cho là âm thanh đầu tiên của vũ trụ. Điều này khá thú vị khi nó dường như đồng nghĩa với tiếng “Ùm” của vụ nổ Bigbang tạo ra vũ trụ mà các nhà khoa học đã cho rằng.
2. Thần chú A Di Đà tiếng Việt
Nam-mô a di đà bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tì ca lan đế,
A di rị đa, tì ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta bà ha
3.Thần chú Phật A Di Đà tiếng Phạn
Oṃ Amitābha Hrīḥ
Oṃ Amideva Hrīḥ
- Om: Âm thanh nguyên thủy của vũ trụ, biểu thị cho sự thanh tịnh, viên mãn.
- Ami: Có nghĩa là “A Di Đà”, danh hiệu của Đức Phật, biểu thị cho ánh sáng vô lượng, thọ mạng vô lượng.
- Dewa: Có nghĩa là “Đức Phật”, thể hiện sự tôn kính.
- Hrih: Biểu thị cho năng lực gia trì, tiêu trừ nghiệp chướng, tăng trưởng phước báu.
Thần chú Phật A Di Đà là một biến thể của danh hiệu Ngài. Amideva chỉ là cách phát âm tiếng Tây Tạng của Amitabha. Từ Amideva được sử dụng trong các truyền thống Tây Tạng không phải là “Thần tiên”, mà là do người Tây Tạng phát âm sai tên của Amitābha.
Ngoài ra, một số học giả Phật giáo Tây Tạng nói rằng, Dewa (cách đánh vần của người Tây Tạng) là viết tắt của Dewachen, tên của Sukhāvatī (Tịnh độ) trong tiếng Tây Tạng.
Trường phái Chân ngôn Nhật Bản (Shingon) sử dụng một câu thần chú khác hoặc khi họ gọi danh hiệu Ngài là Amida Nyorai. Nyorai trong tiếng Nhật có nghĩa là Như lai (Tathāgata).
Oṃ Amṛta Tejehara Hūṃ
Hoặc niệm danh hiệu của Ngài:
Namu Amida Butsu
Thần chú Phật A Di Đà tiếng Phạn đầy đủ
NAMO RATNA TRA YAYA / OM NAMO BHAGAVATE APARIMITA AYUR JÑANA / SUPINISH CHITATAYE / JORA JAYA TATHAGATAYA / ARHATE SAMYAKSAM BUDDHAYA / TADYATHA OM PUNYE PUNYE / MAHA PUNYE / APARIMITA PUNYE / AYU PUNYE / MAHA PUNYE / AYUR JÑANA / SARVA RUPA SIDDHI AYUR JÑANA / KE CHE BHRUM / OM BHRUM / AH BHRUM / SVA BHRUM / HA BHRUM / CHE BHRUM / OM SARVA SAMSKARA PARISHUDDHA DHARMATE / GAGANA SAMUDGATE SVABHAVA VISHUDDHE / MAHA NAYA PARIVARA YE SVAHA
Đây là thần chú thường được trì tụng để chuẩn bị cho một thực hành A Di Đà khác, thậm chí còn mạnh mẽ hơn được gọi là Phowa (chuyển di tâm thức).
Một thực hành về cái chết khi hành giả hướng tâm thức của mình vào “trái tim của Phật A Di Đà”, trải nghiệm chính xác những gì xảy ra vào lúc lâm trung. Nhưng thực hành Phowa bị nghiêm cấm thử một mình; nó nên được thực hành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của một vị Lạt ma có trình độ.
Ở phương Đông, niệm Phật hay trì tụng thần chú Phật A Di Đà là một truyền thống phổ biến để hỗ trợ người sắp chết sớm vãng sanh về cõi cực lạc.